Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là một bệnh da liễu tự miễn gây ảnh hưởng đến da, bệnh khá hiếm gặp nhưng các bậc phụ huynh cũng không thể chủ quan. Bệnh không phát hiện kịp thời sẽ khiến trẻ quấy khóc do đau đớn, khó chịu. Làm thế nào để nhận biết bệnh một cách chính xác nhất? Tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bệnh lý
Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương

Chi tiết về bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có phổ biến không?

Độ tuổi dễ mắc vảy nến là từ 15 đến 35 tuổi nên trẻ sơ sinh thường hiếm gặp. Các vị trí có nguy cơ cao là vùng tã bỉm. Các phụ huynh hay nhầm với hăm tã nên sẽ dẫn đến việc chẩn đoán sai và sai hướng điều trị. Bởi vậy, phụ huynh nên gặp chuyên gia để xin tư vấn thăm khám cho trẻ kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến. Bệnh không truyền nhiễm và thường xuất hiện do một số nguyên nhân ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn như sau:

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền quyết định rất nhiều đến việc xuất hiện vảy nến ở trẻ sơ sinh. Sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các yếu tố bên ngoài sẽ làm tình trạng bệnh càng rõ rệt hơn.
  • Do nhiễm khuẩn: Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ bị mắc các chứng bệnh về da. Bệnh vảy nến có cơ hội khởi phát là bởi vậy. Các tác nhân thời tiết, khí hậu, môi trường xung quanh và những vết thương sẵn có trên da cũng dễ gây ra nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.
Yếu tố di truyền là tác nhân chính gây nên vảy nến ở trẻ nhỏ
Yếu tố di truyền là tác nhân chính gây nên vảy nến ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Do bệnh là hiếm gặp nên thường rất khó để chẩn đoán chính xác. Hơn thế, về hình thức bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng khá giống với các bệnh lý về da khác. Điều này đòi hỏi các phụ huynh phải quan tâm, theo dõi tình trạng bệnh của con cẩn thận sát sao để sớm điều trị phù hợp. Khi áp dụng các biện pháp tại nhà lâu ngày không khỏi, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám.

Các vị trí trên cơ thể trẻ sơ sinh thường mắc vảy nến là mặt, da đầu, cổ, các khủy tay chân và khu vực mặc tã. Một số triệu chứng thường gặp:

  • Các mảng da có màu trắng hoặc đỏ ở bộ phận khác nhau có thể gây ngứa, đau nứt hoặc chảy máu.
  • Các đốm vảy dần xuất hiện tập trung thành cụm.
  • Trẻ khó chịu và hay quấy khóc.
Vảy nến trên đầu ở trẻ nhỏ
Vảy nến trên đầu ở trẻ nhỏ

Một số dạng vảy nến thường gặp ở trẻ sơ sinh

Người lớn và trẻ em khi mắc bệnh vảy nến thì thường có nhiều thể khác nhau. Một số thể hay gặp như sau:

  • Bệnh vảy nến ở vùng tã lót: Rất hay bị nhầm với hăm tã, nên sự nhận biết thường bị chậm trễ.
  • Bệnh vảy nến mảng bám: Do làn da trẻ nhạy cảm, non nớt nên các mảng bám cũng có kích thước nhỏ cũng như mềm hơn so với người lớn. Các mảng này thường có màu trắng hay đỏ và xuất hiện ở da đầu, đầu gối, khuỷu tay chân.
  • Bệnh vảy nến da đầu: Trên đầu bé sẽ xuất hiện từng mảng vảy có màu trắng hay bạc, nếu nặng có thể lan sang trán, cổ và tai. Vảy nến da đầu không gây rụng tóc nhưng khiến trẻ ngứa ngáy, gãi nhiều thì tóc vẫn rụng. Khi điều trị ổn định vùng tóc sẽ mọc lại bình thường.
  • Bệnh vảy nến mủ: Các mảng vảy thường có màu đỏ với nhân chứa mủ, xuất hiện ở tay hay chân. Thể này thường ít gặp ở trẻ sơ sinh.
  • Bệnh vảy nến thể giọt: Thể này phổ biến với cả người trưởng thành và trẻ em với các tổn thương li ti xuất hiện trên da. Khi cơ thể có sẵn những vết xây xát hay nhiễm khuẩn thì rất dễ gặp vảy nến thể giọt.
  • Bệnh vảy nến móng tay: Móng tay và móng chân của bệnh nhân thường bị đổi màu và mọc bất thường. Kết cấu móng bị thay đổi có thể bị vỡ và rời ra khỏi ngón tay.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh với cơ thể chưa kiện toàn chức năng từng bộ phận. Khi bị bệnh sẽ khó phát hiện và điều trị cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn. Do các thuốc đa số có khuyến cáo khi dùng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo kỹ từ các chuyên gia tại các cơ sở y tế.

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến

Ở trẻ thường không được khuyến khích dùng thuốc dạng uống do các cơ quan nội tạng non nớt. Các loại thuốc bôi được bác sĩ ưu tiên dùng hơn, đó là:

  • Các loại kem bôi da dùng tại chỗ có thành phần steroid.
  • Các sản phẩm chứa dẫn xuất của vitamin D.
  • Liệu pháp ánh sáng.
  • Các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho bệnh vảy nến.
  • Kem bôi Phục Liễu Bì: là sản phẩm từ thiên nhiên cực kỳ an toàn cho da bé, do vậy đây đang là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng các loại thuốc bôi đã được kê đơn từ bác sĩ
Với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng thuốc bôi để đảm bảo an toàn

Điều trị vảy nến cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trong trường hợp mới phát hiện trẻ bị vảy nến nhẹ, dù bất kỳ thể nào thì phụ huynh cũng nên áp dụng các biện pháp tại nhà, như sau:

  • Không để con tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.
  • Các khu vực dễ mắc hay cơ thể trẻ nên được giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.
  • Việc tắm nắng nên áp dụng theo đúng khuyến cáo của tổ chức y tế từ 6 giờ đến 7 giờ sáng.

>>> Tìm hiểu thêm những phương pháp chữa bệnh vảy nến tại nhà trên link: https://yduocluanthanh.com/dieu-tri-benh-vay-nen-tai-nha/

Thông thường, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau thời điều trị. Sẽ có một số trường hợp tình trạng bệnh xấu hơn và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh rất cần được phát hiện kịp thời để có được hướng điều trị tốt nhất. Giúp bé yêu không phải trải qua những cảm giác đau đớn, khó chịu.

4 bình luận
  1. bé nhà mk năm nay 5 tuổi đã sử dụng được sản phẩm của mình chưa và có cần kiêng khem gì nữa không

    • Được rồi bạn nhé, bạn để lại thông tin bên mình sẽ liên hệ để xem tình trạng bé và chia sẻ cụ thể về bệnh. Nếu bạn đang ở Hà Nội có thể qua trực tiếp văn phòng để thăm khám miễn phí nhé.

      • Sáng thứ 7 bé không đi học mình đưa bé qua được không ạ

        • Được bạn ạ. Khi nào bạn qua liên hệ với bên mình qua Hotline 0965671087 nhé.

Bình luận của bạn