Bệnh á sừng kiêng gì? Những điều cần biết về bệnh á sừng

Bệnh á sừng là một loại bệnh ngoài da phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh này là một triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng. Nó xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, được biểu hiện rõ nhất là ở các đầu ngón tay, các đầu ngón chân, gót chân. Các biểu hiện của bệnh là gì và bệnh á sừng kiêng gì, sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị nào nhanh khỏi nhất? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này ngay nhé.

Biểu hiện bệnh á sừng

Á sừng là một bệnh ngoài da, nó không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh. Các vùng da bị bệnh thường khô ráp, bong tróc, nứt nẻ.

Vào mùa hè nóng ẩm, các vùng da này sẽ bị ngứa, nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa. Để lâu ngày, các móng tay, móng chân sẽ bị xù xì lên. Còn vào mùa đông hanh khô, tình trạng nứt nẻ sẽ càng nặng lên, hiện tượng đứt cổ gà xảy ra. Ở vùng da bệnh có thể sẽ bị nứt sâu, lở loét khiến người bệnh đau đớn, gặp khó khăn trong sinh hoạt, quá trình làm việc hay đi lại.

Hình ảnh người bị bệnh á sừng
Hình ảnh người bị bệnh á sừng

Bệnh á sừng kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị?

Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh, các bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và được hướng dẫn cách điều trị bệnh á sừng. Khi phát hiện bị bệnh á sừng, để tránh cho bệnh lây lan và ngày càng nặng hơn các bạn cần kiêng kỵ những điều sau:

Tuyệt đối không làm tổn thương vùng da bị bệnh

Khi phát hiện bệnh, bạn không được tác động nào vào vùng da bị bệnh như gãi, bóc vẩy, nặn hay chọc các mụn nước, kỳ cọ hay chà xát mạnh vì nó có thể làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng, gây nhiễm trùng. Giữ vệ sinh vùng da bị bệnh, rửa bằng nước sạch nhưng không ngâm nước quá lâu. Rửa xong dùng khăn mềm lau khô để vi khuẩn và nấm không sinh trưởng. Không ngâm vùng da bị bệnh vào nước muối vì sẽ làm khô da và các vết nứt sâu hơn, sẽ lan rộng ra.

Không cho tiếp xúc với hóa chất

Hóa chất, chất tẩy rửa trong quá trình giặt quần áo, rửa bát, vệ sinh nhà cửa… là một trong những nguyên nhân gây cho bệnh lý trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên đeo găng tay khi chế biến thức ăn để tránh tiếp xúc với dầu mỡ, gia vị… cũng như để đảm bảo hợp vệ sinh hơn. Nếu có thể thì tốt nhất là nên tránh làm các công việc này.

Tránh xa các chất tẩy rửa khi bị bệnh á sừng
Tránh xa các chất tẩy rửa khi bị bệnh á sừng

Giữ cho vùng da bị bệnh luôn khô thoáng

Vào mùa hè nóng ẩm, nên giữ gìn cho vùng da bị bệnh luôn khô thoáng. Vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô phải luôn giữ ẩm cho da như: bôi dưỡng ẩm, dầu dừa, dầu oliu,… nên mang tất, găng tay để tránh làm da ngày càng thô ráp, nứt nẻ.

Kiêng các loại đồ ăn, thức uống kích thích gây ngứa

Đối với loại bệnh này, các bạn cần tránh các nhóm thức ăn, không dùng các đồ uống kích thích gây ngứa, dị ứng cao khiến da bị viêm nhiễm hơn như: đồ hải sản, thịt gà, nhộng, trứng, lạc…

Những đồ ăn từ sữa: sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, pho mát…

Bệnh á sừng kiêng ăn thực phẩm cay nóng

Những gia vị như tiêu, ớt là nguyên nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nhóm thực phẩm này có tính nóng làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khiến cho những tổn thương lâu lành hơn.

Tránh xa các chất kích thích

Những chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá… chính là nguyên nhân của các phản ứng dưới da, đồng thời làm cơ thể mất nước dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc nghiêm trọng. Không những thế, chất kích thích còn làm giảm công dụng của thuốc khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.

Chất kích thích làm ảnh hưởng đến bệnh
Chất kích thích làm ảnh hưởng đến bệnh

Bệnh á sừng kiêng ăn thịt đỏ

Nhóm thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên bạn không cần phải kiêng hoàn toàn, vẫn nên cung cấp 1 lượng vừa đủ cho cơ thể để tránh gây hại tới sức khỏe.

Những thực phẩm nhiều đường, muối và dầu mỡ cũng cần kiêng tránh

Những thực phẩm chứa hàm lượng đường, muối, dầu ăn cao cùng với thực phẩm đóng hộp không tốt đối với sức khỏe của người bệnh. Những thực phẩm này khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, tốc độ lây lan nhanh hơn, vết thương lâu lành dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm, mưng mủ.

Ngoài ra, các bạn nên thường xuyên tăng cường sức khỏe qua đường ăn uống hay vận động tập thể dục, thể thao. Các bạn nên tăng cường ăn hoa quả tươi, rau xanh có nhiều vitamin A, C, D, E như cà chua, cam, bưởi, các loại đậu, đu đủ, cà rốt… Bởi vì khi cung cấp đủ các loại vitamin này sẽ giúp cho chất lượng lớp sừng ở da tốt hơn. Để tránh tình trạng cơ thể không bị thiếu nước các bạn phải uống đủ nước, đảm bảo uống trên 2 lít/ngày.

Trên đây là bài viết chúng tôi chia sẻ và giúp các bạn trả lời câu hỏi bệnh á sừng kiêng gì? Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để phát hiện sớm ra bệnh, những điều cần tránh để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

7 bình luận
  1. Công việc bắt buộc không kiêng được thì phải làm sao. Vào mùa đông cũng khó chịu lắm nhưng cũng phải ráng.

    • Bạn nên đeo thêm găng tay, chân để bảo vệ tốt hơn nhé!

  2. Là bà nội trợ suốt ngày đối mặt với bếp núc, nhà cửa khó mà kiêng giữ được, vào mùa đông cực kỳ đau rát nhưng cũng phải chịu chả làm được gì. Nhiều lúc không muốn làm việc nhà gì luôn.

    • Công việc thường nhật không thể tránh được nhưng có thể hạn chế tiếp xúc với hóa chất hay các chất tẩy rửa bằng việc đeo găng tay, khẩu trang hoặc đi ủng mỗi khi rửa dọn căn nhà của mình bạn nhé.

  3. Công việc hằng ngày tôi bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, chả biết làm thế nào

    • Nên sử dụng găng tay, khẩu trang và ủng bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân xấu 1 cách tối đa bạn nhé.

    • Em cũng công nhân liên quan đến hóa chất đây, đeo đồ bảo hộ suốt nên chả ảnh hưởng nhiều, mỗi tội mặt thì hơi khó nhưng mà công việc giờ nghỉ thì lại không có tiền chi trả cuộc sống hằng ngày

Bình luận của bạn