Bệnh á sừng ở tay: Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Bệnh á sừng ở tay là một bệnh lý da liễu phổ biến. Với vị trí tổn thương ở tay, á sừng gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc của người bệnh. Chi tiết về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết dưới đây nha!

Biểu hiện bệnh á sừng ở tay

Chứng viêm da á sừng có biểu hiện đặc trưng là da khô ráp, thường xuyên nứt nẻ, ngứa ngáy kèm theo chảy máu. Á sừng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, điển hình là ở tay. Lúc này, nó sẽ để lại các tổn thương ở lòng bàn tay, khuỷu tay… Trong đó, á sừng ngón tay làm người bệnh khó cầm nắm, gây cản trở đến công việc và sinh hoạt.

Bên cạnh những triệu chứng cơ bản trên, những mụn nước li ti mọc ẩn dưới da còn xuất hiện ở một số đối tượng. Đến thời điểm nhất định, chúng bắt đầu khô và để lại những lớp vảy sừng chồng chéo lên nhau. Ngoài ra, á sừng còn làm mờ hoặc mất đi dấu vân tay của người bệnh.

Bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay

Nguyên nhân dẫn đến á sừng ở tay?

Tương tự các bệnh về da khác, á sừng ở tay hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của nó. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, chuyên gia đã đưa ra một số yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

  • Di truyền: đây là tác nhân làm lây lan nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh á sừng. Thống kê cho thấy, nếu trong gia đình có cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh á sừng ở tay thì khả năng con sinh ra cũng mắc bệnh gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu chỉ có một trong 2 bố mẹ bị bệnh thì khả năng này có thể được giảm xuống.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch là tấm áo bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Trong một số trường hợp, sức đề kháng của cơ thể gặp vấn đề, có thể không được bảo vệ chính là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết hanh khô khiến làn da bị mất nước, mất độ ẩm cần thiết. Hơn nữa, chúng ta thường chỉ chú ý đến da mặt mà quên mất da tay. Từ đó khiến da dễ dàng bị tổn thương.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Hóa chất độc hại là tác nhân khiến á sừng ở tay trở nên tồi tệ hơn. Các chất hóa học có trong chất tẩy rửa, mỹ phẩm, xà phòng… khiến da tay dễ bị kích ứng cộng thêm hiện tượng sưng tấy.
  • Môi trường ô nhiễm: môi trường có tác động trực tiếp đến da, khi môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến da, khiến bệnh á sừng xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng có vai trò đi nuôi cơ thể. Khi bị thiếu hụt, chức năng của da hoạt động không bình thường và dễ bị các yếu tố gây hại xâm nhập.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay

Bệnh á sừng ở tay có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, á sừng ở tay là bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ làn da của người bệnh. Ngoài ra bệnh á sừng ở tay có lây không cũng là mối e ngại của người bệnh.

Ngoại trừ yếu tố di truyền thì bệnh này không thể lây sang người khác. Nhưng á sừng lại có khả năng lây lan nhanh đến các bộ phận xung quanh. 

Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể nhưng á sừng ở tay có thể để lại các biến chứng nếu người bệnh không được điều trị đúng cách. Biến chứng lở loét nhiều vùng trên tay dễ bị bội nhiễm nếu không được kiểm soát. 

Ngoài ra, những cơn ngứa ngáy làm người bệnh gãi liên tục. Hành động này vô tình khiến móng tay mọc mụn nước và có thể biến dạng. Những tác động tiêu cực của bệnh tới mỹ quan làn da khiến người bệnh lo lắng, mất tự tin trong giao tiếp. Lâu dần, các chứng rối loạn tâm lý, trầm cảm, tâm trạng chán nản sẽ hoành hành người bệnh trong thời gian dài.

Trị bệnh á sừng ở tay như thế nào?

Với khả năng lây lan nhanh, kéo dài và những biến chứng có thể xảy ra, nhiều người lo lắng liệu bệnh á sừng ở tay có chữa được không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu người bệnh kiên trì và áp dụng đúng cách. Các chuyên gia đã đưa ra một số cách chữa bệnh á sừng ở tay dưới đây. 

Sử dụng thuốc chữa bệnh á sừng ở tay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc chữa bệnh á sừng ở tay. Sử dụng thuốc điều trị có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, mỗi loại thuốc này đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường để ứng phó kịp thời.

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: giúp các vết thương nhanh bong sừng và tái tạo da mới. Một số thuốc Corticoid phổ biến trên thị trường như Dexamethason, Clobetason, Fexofenadin, Cetirizin…
  • Betnovate cream hay Axit Salicylic: là hai loại thuốc thường được chỉ định trong trị bệnh á sừng ở tay. Chúng có tác dụng bong lớp vảy sừng, làm mềm dịu da.
  • Thuốc kháng Histamin: là loại thuốc chống hoạt chất gây ra các kích trên da. Từ đó, da được giảm thiểu nguy cơ biến chứng và lây lan sang vùng bên cạnh.
  • Thuốc kháng sinh: được sử dụng trong các trường hợp bị biến chứng bội nhiễm. Thuốc có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm ăn sâu vào cơ thể.
  • Các loại thuốc bổ sung vitamin C, A, D giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Các loại thuốc bôi vẫn được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh á sừng
Các loại thuốc bôi vẫn được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh á sừng

>>> Chi tiết về các thuốc chữa bệnh á sừng ở tay, các bạn tìm hiểu ngay tại link: https://yduocluanthanh.com/cach-chua-tri-benh-a-sung/

Mẹo dân gian điều trị bệnh

Á sừng ở tay xuất hiện trên cơ thể người từ nhiều năm nay. Do đó, dân gian lưu truyền một số mẹo sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để điều trị căn bệnh này. Cách áp dụng phương pháp này cũng khá đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.

  • Sử dụng gia vị tỏi: Nghiên cứu cho thấy tỏi chứa nhiều chất kháng viêm, chống sưng cho nên nó rất hữu hiệu trong việc chữa các bệnh về da. Cách dùng như sau: Tỏi bóc sạch được giã hoặc ép lấy nước cốt dùng bôi trực tiếp lên vết thương.
  • Sử dụng lá lốt: Các chuyên gia đã khẳng định rằng lá lốt là một loại dược liệu chống viêm, giảm ngứa mạnh. Do đó, nó rất thích hợp để chữa bệnh á sừng ở tay. Để chữa bệnh, bạn đun sôi khoảng 10 lá lốt với khoảng 2 lít nước và một ít muối. sau đó dùng nước này để ngâm, rửa tay hàng ngày.
  • Sử dụng dầu dừa: dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả, giúp các vùng da á sừng tránh khỏi hiện tượng nứt nẻ, bong tróc da. Bạn chỉ cần thoa dầu dừa nguyên chất lên vùng da á sừng nhiều lần trong ngày đến khi khỏi bệnh là được.
  • Nha đam (lô hội): gel nha đam có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và kháng khuẩn hiệu quả. Sử dụng gel nha đam bôi trực tiếp lên da hoặc nấu nước nha đam với đường phèn để uống giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh á sừng hiệu quả.
Lá lốt rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh á sừng
Lá lốt rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh á sừng

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả

Là bệnh lý về da mãn tính có thời gian điều trị lâu dài, do vậy các chuyên gia da liễu thường hướng người bệnh sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nắm bắt được xu hướng này, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị á sừng ở tay hiệu quả trong đó có bộ đôi sản phẩm của Y dược Luân Thành.

Với bộ đôi sản phẩm kết hợp trong uống ngoài bôi, viên uống Thiên Phục Liễukem bôi Phục Liễu Bì đích thị là sản phẩm vàng trong hỗ trợ điều trị bệnh.

Viên uống Thiên Phục Liễu được điều chế từ các thành phần Thổ Phục Linh, Thiên Niên Kiện, Lạc Địa Sinh Căn, Trúc Nhự, Sinh Địa… đi sâu vào bên trong cơ thể giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc trên da. Cùng với viên uống là kem bôi da Phục Liễu Bì được điều chế từ tinh chất ngải dại, dịch chiết lá bàng, dịch chiết hạt nho, dầu dừa, dầu hạnh nhân… điều trị các triệu chứng của bệnh từ bên ngoài. Không những thế, Phục Liễu Bì còn giúp làm sạch da, kháng khuẩn và nhanh chóng lấy lại được làn da ban đầu.

Hình ảnh bệnh á sừng ở tay sau khi sử dụng sản phẩm
Hình ảnh bệnh á sừng ở tay sau khi sử dụng sản phẩm

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh á sừng ở tay, biểu hiện và cách điều trị bệnh. Căn bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh vô cùng mặc cảm. Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, các bạn nên tham khảo cả chế độ dinh dưỡng cho người bệnh á sừng nữa nha. Chúng tôi hy vọng bài viết thực sự hữu ích trong quá trình chữa bệnh của bạn. Mọi thắc mắc về bệnh, liên hệ với chúng tôi ngay nhé. Chúc các bạn luôn khỏe!