Bệnh vảy phấn trắng cũng như các dạng khác của bệnh vảy nến, nguyên nhân gây ra bệnh đến nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác. Vảy phấn trắng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em với những triệu chứng không giống nhau. Tại bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị.
Mục lục bài viết
Bệnh vảy nến phấn trắng là gì?
Bệnh vảy phấn trắng có tên khoa học là Pityriasis Alba, một trong những dạng của bệnh vảy nến. Đây là bệnh ngoài da có những biểu hiện tổn thương không rõ ràng. Mỗi tình trạng lại có kích thước hình dáng khác nhau ở vùng da bệnh. Có thể là hình tròn, hình bầu dục hay những vùng da loang lổ. Xuất hiện vảy bong tróc trên da.
Bệnh thường xuất hiện ở các vùng da tay, chân thậm chí da mặt và lưng. Người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cũng như mất tính thẩm mỹ. Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt nguy hiểm nếu không chữa trị nhanh và đúng cách.
Nguyên nhân của bệnh vảy phấn trắng
Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác của các vùng da bị bệnh vảy nến phấn trắng. Nhưng rất nhiều yếu tố được xem là có tác động cũng như ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển của bệnh.
- Bệnh vảy nến phấn trắng do cơ địa: Đối với những người có cơ địa yếu dễ mắc các bệnh ngoài da như khô ráp, đã từng bị các bệnh như chàm… Trẻ em viêm mũi dị ứng, hen suyễn có nguy cơ cao mắc vảy nến phấn trắng so với người thường.
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã cho thấy bố mẹ đã từng mắc chàm thể tạng, dị ứng, bệnh suyễn… sinh con có khả năng mắc vảy nến phấn trắng cao hơn người bình thường. Tuy nhiên chưa có nhà khoa học nào chỉ ra phấn trắng là bệnh di truyền.
- Thời tiết cũng là một yếu tố hình thành vảy nến phấn trắng: Khí hậu nóng, lạnh, độ ẩm cao cũng chính là yếu tố có thể khiến bệnh hình thành và phát triển. Đặc biệt, với khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm là môi trường lý tưởng cho bệnh phát triển. Thế nhưng, nó chỉ là giả thiết bởi các nước trên thế giới như Anh, Mỹ vẫn có tỉ lệ bệnh nhân mắc vảy nến phấn trắng tương đối cao.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa có chứa xà phòng, chất tẩy mạnh… làm da mất đi các tế bào có lợi, tạo điều kiện bệnh hình thành. Đặc biệt có bệnh vảy nến phấn trắng là một thể trong đó.
Cách nhận biết vảy nến phấn trắng
Lúc đầu vảy nến phấn trắng rất khó nhận biết, tới khi nhận thấy rõ nó đã chuyển sang dạng rất khó điều trị. Vậy nên, để có thể chữa khỏi chúng ta cần những dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến phấn trắng.
- Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ em: Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 3 tới 16, bệnh xuất hiện nhiều ở vùng mặt đặc biệt 2 bên má. Bệnh vảy nến phấn trắng ở trẻ em thường bị lẫn sang lang ben. Để có thể nhận biết đúng bạn cần xem trẻ có bị ngứa hay không, sắc tố da vùng bệnh có thay đổi không?
- Bệnh vảy phấn trắng ở người lớn: vảy nến phấn trắng ở người lớn có biểu hiện là vùng da đỏ có nhiều dạng kích thước. Kèm theo những vảy trắng bong tróc.
Bệnh vẩy phấn trắng có lây không?
Vảy nến là bệnh tự miễn, không do vi khuẩn, vi rút nên bệnh không lây từ người này sang người khác qua các tiếp xúc cơ thể như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng, quan hệ tình dục.
Tuy không lây từ người này sang người khác nhưng vảy nến phấn trắng lại lây sang các vùng da trên cơ thể. Do vậy, cần phát hiện và có cách chữa vảy nến phấn trắng càng sớm càng tốt nhằm cho bệnh không có cơ hội lây lan.
Vảy phấn trắng nguy hiểm như thế nào?
Vùng da bị vảy nến phấn trắng thường ở mặt, tay, chân, thậm chí vùng nếp gấp gần bộ phận sinh dục. Bệnh tuy không lây sang người khác nhưng lại có thể lây sang các vùng da trên cơ thể. Đối với trẻ nhỏ thường chạy nhảy không ý thức được việc giữ vệ sinh cũng như chăm sóc có thể ảnh hưởng tới chức năng của bộ phận sinh dục.
Vùng da bệnh lâu ngày sẽ tạo các mảng bong tróc gây khó chịu, ngứa ngáy, đau rát. Lâu ngày có thể ảnh hưởng tới xương, khớp tạo thành viêm khớp gây co quắp.
Vảy nến phấn trắng ở trẻ sơ sinh có thể để lại tổn thương da nghiêm trọng, lớp da non chưa thích ứng có thể bị nhiễm trùng nặng…
Để biết thêm những thông tin về bệnh vảy nến nói chung, các bạn có thể tham khảo ngay tại đây.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh vẩy phấn trắng
Điều trị vảy phấn trắng như thế nào?
Ngay khi thấy các dấu hiệu dù là rất nhỏ bạn nên đưa người bệnh đến các bệnh viện, chuyên khoa da liễu để khám chính xác bệnh và có cách điều trị đúng. Điều trị bệnh với các sản phẩm từ thiên nhiên là cách giúp hạn chế các tác dụng phụ, an toàn nhất và không làm ảnh hưởng tới sự phát triển đối với trẻ nhỏ.
Mặc dù chưa có những nghiên cứu đưa ra cách điều trị bệnh hoàn toàn, nhưng các phương pháp hỗ trợ điều trị cũng được đưa ra. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như tiêm sinh học, chiếu tia UV, Laser, sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid… hay các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên.
Mỗi phương pháp hỗ trợ điều trị đều có những điểm cộng và điểm trừ nhất định. Các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn, nên lựa chọn những phương pháp có ít tác dụng phụ và chi phí phù hợp do thời gian điều trị bệnh kéo dài.
Những lưu ý khi điều trị bệnh
Khi điều trị bệnh vảy nến phấn trắng, để đạt được hiệu quả tốt nhất, các bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Chỉ nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh không nên tiếp xúc với mỹ phẩm, hóa chất hay những chất tẩy rửa mạnh.
- Thường xuyên vệ sinh da sẽ giúp loại bỏ những đám vảy đồng thời tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Không nên gãi, bóc vảy hay chà xát mạnh vào vùng da bị thương để hạn chế tổn thương da cũng như ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Nên lựa chọn những quần áo thoáng mát, rộng rãi và có khả năng thấm mồ hôi.
- Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng, stress.
- Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe.
Phòng tránh vảy nến phấn trắng
Để ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh vảy phấn trắng, các bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh. Nên lựa chọn dầu gội, sữa tắm phù hợp, nhất là đối với trẻ nhỏ.
- Cung cấp độ ẩm cho da mỗi ngày bằng những dòng kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên.
- Giữ ấm cớ thể nhất là khi giao mùa.
- Khi ra đường cần đeo khẩu trang và có biện pháp bảo vệ da khỏi những khói bụi.
- Khi mắc phải các bệnh như viêm mũi, hen suyễn, chàm, bạn cần có những phương pháp điều trị triệt để. Điều này sẽ góp phần ngăn ngừa bệnh vảy phấn trắng xuất hiện.
Qua bài viết, mong rằng các bạn đã có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh vảy phấn trắng và lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân của bệnh, hãy tham khảo kỹ những cách phòng tránh này nhé. Mọi chi tiết, liên hệ với chúng tôi ngay qua Hotline 096.567.1087 để được tư vấn.
Dũng
Hiện mình đang có những đốm trắng trên da và ngứa. Mình cần tư vấn thêm về bệnh. Số điện thoại của mình: 0838155116.
YduocLuanThanh
Bên mình sẽ gọi điện tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất ạ.
Hung
Tôi đang có mấy vết màu trắng ở ngực, có cảm giác ngứa ngáy, da lởm chởm. Tôi bị hơn 2 tuần rồi, không biết có phải bị vảy phấn trắng không ạ.
YduocLuanThanh
Đó là những biểu hiện nhận biết cơ bản của vảy nến thể phấn trắng, nhưng để biết chính xác nhất bạn nên đến những cơ sở y tế có đủ chuyên môn để được thăm khám và xét nghiệm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những câu hỏi và thắc mắc về với Y dược Luân Thành.
Lan
Nhà mk k ai bị vảy nến nhưng bé nhà mk đang có dấu hiệu trắng da và có da chết. Liệu có phải bé nhà mk đang bị vảy nến phấn trắng k ạ
YduocLuanThanh
Biểu hiện cơ bản là vậy, nhưng để biết chính xác và có hướng điều trị cũng phác đồ hợp lí nhất thì bạn nên đưa cháu đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ chuyên môn để làm các xét nghiệm nhé. Mong cháu mau lấy lại được sức khỏe !
Ngọc Ánh
Bé nhà mình cũng đang bị vảy nến này, nên dùng sản phẩm nào là tốt nhất ạ. Bé nhà mình được 3 tuổi rưỡi ạ.
YduocLuanThanh
Sản phẩm của Y Dược Luân Thành chiết suất hoàn toàn từ thiên nhiên nên cực kì an toàn và đảm bảo cho sức khỏe ngay kể cả với trẻ nhỏ. Bạn vui lòng liên hệ qua số Hotline trên Website hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và hỗ trợ 1 cách tốt nhất nhé.