Táo bón thường là rối loạn tiêu hóa thường thấy, kéo dài từ vài ngày cho tới vài tuần, gây ra sự bất tiện và những cơn co thắt hậu môn nhất định đối với người mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới độc giả các thuốc trị táo bón hiệu quả, an toàn và những lưu ý cần ghi nhớ khi sử dụng những nhóm thuốc này.
Mục lục bài viết
1. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị táo bón
Một người được xác định có xảy ra tình trạng táo bón hay không thông qua số lần đại tiện/tuần (thường ít hơn 3 lần/tuần) và cảm giác thoải mái sau khi đi đại tiện. Tình trạng táo bón được đặc trưng bởi 5 triệu chứng điển hình sau đây:
- Phân cứng, vón cục và không thành khuôn.
- Đi đại tiện ít hơn bình thường và thường kèm theo cảm giác mót tiểu.
- Gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, khó đẩy phân ra ngoài. Đôi khi, có thể kèm theo tình trạng rách hậu môn gây chảy máu.
- Chướng bụng.
- Một số trường hợp nặng có thể kèm theo các biểu hiện sốt, nôn và xuất hiện máu trong phân.
Nếu không sử dụng thuốc trị táo bón kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy cơ bị trĩ hoặc sa trực tràng (những bệnh lý mạn tính liên quan tới sự mất đàn hồi của cơ hậu môn).
2. Các loại thuốc trị táo bón theo đối tượng sử dụng
Đầu tiên, chúng ta cần nhận thức rằng bệnh lý táo bón là một bệnh phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em cho tới người già. Do đó, để xác định được phương pháp và thuốc chữa táo bón đúng đắn, cần phân biệt được độ tuổi sử dụng và dạng bào chế của thuốc.
2.1. Thuốc trị táo bón cho trẻ em
Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh là những đối tượng rất nhạy cảm, bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển một cách đầy đủ. Do đó, việc lựa chọn sử dụng thuốc trị táo bón cũng được cân nhắc một cách kỹ lưỡng để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Một số thuốc táo bón thường được bác sĩ chỉ định dùng như sau: Dufalac (hoạt chất Lactose), Sorbitol (hoạt chất Sorbitol, Microlax), Bisacodyl (hoạt chất Dulcolax). Các thuốc này thường được sử dụng với mục đích giúp duy trì thói quen đi tiêu của trẻ đều đặn hàng ngày, giảm cảm giác khó chịu khi đại tiện và làm mềm phân.
2.2. Thuốc trị táo bón cho người lớn
Đối với người lớn, cách điều trị và dùng thuốc trị táo bón sẽ phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các nhóm thuốc chữa táo bón thường được áp dụng bao gồm:
- Thuốc bổ sung chất xơ: Một trong những nguyên nhân thường gặp gây táo bón đến từ chế độ ăn nghèo chất xơ. Do đó, các thuốc nhóm này sẽ giúp hấp thụ nước và hỗ trợ quá trình tiêu hóa cụ thể.
- Thuốc nhuận tràng: Mục đích làm mềm khối phân và làm tăng tháo rỗng đại tràng nhanh chóng. Tùy vào yếu tố sức khỏe cụ thể của người bệnh mà lựa chọn thuốc trị táo bón nhóm nhuận tràng thích hợp.
- Thụt hậu môn: Đây là phương pháp phụ trợ, trong trường hợp người bệnh khó rặn và gặp cản trở ở cơ hậu môn gây khó khăn trong việc tống khối phân ra ngoài.
2.3. Thuốc trị táo bón cho người già
Về cơ bản, các thuốc trị táo bón cho đối tượng người trưởng thành và người cao tuổi sẽ giống nhau. Tuy nhiên, có một vấn đề cần lưu ý là sức đề kháng và chức năng của các cơ quan trên đối tượng người già thường bị suy giảm. Do đó, cần chú ý tới liều dùng thuốc và tránh sử dụng các nhóm thuốc nhuận tràng tác dụng mạnh, gây mất điện giải trên bệnh nhân.
2.4. Thuốc trị táo bón cho bà bầu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia tiêu hóa và sinh sản, trong thời kỳ mang thai tốt nhất bà bầu không nên sử dụng bất kỳ thuốc điều trị nào để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Phương pháp điều trị sẽ ưu tiên việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Chỉ can thiệp bằng các thuốc trị táo bón trong trường hợp thực sự cần thiết.
Xem thêm: Cách chữa táo bón hiệu quả tại nhà.
3. Các dạng bào chế phổ biến của thuốc chống táo bón
Việc quyết định dạng bào chế sử dụng thường liên quan nhiều tới đối tượng sử dụng. Có các dạng bào chế sau:
- Thuốc trị táo bón dạng nước.
- Thuốc trị táo bón dạng bột (pha dung dịch hoặc hỗn dịch).
- Thuốc viên trị táo bón.
Các chế phẩm dạng nước hoặc bột pha thường thích hợp với đối tượng trẻ em, người già hoặc những bệnh nhân gặp cản trở khó nuốt.
4. Cách phòng bệnh táo bón như thế nào?
Những biện pháp sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa và tránh nguy cơ phát triển chứng táo bón mãn tính.
- Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày: Thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, tất cả đều giúp cải thiện chức năng đường ruột. Nếu bạn bị nhạy cảm với ruột, bạn nên tránh các loại trái cây có hàm lượng fructose cao, chẳng hạn như táo, lê và dưa hấu, có thể gây đầy hơi.
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày: Cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày và tránh caffeine, vì nó có thể làm mất nước.
- Tăng cường vận động: Đi bộ hoặc chạy hàng ngày có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn hơn.
- Duy trì và cải thiện thói quen đi vệ sinh của bạn: Cố gắng duy trì đúng thời điểm đi vệ sinh của bạn đều đặn. Nếu cảm thấy chưa thực sự buồn tiểu, hãy vẫn đi đúng giờ để tạo thói quen và tránh ảnh hưởng tới việc đi vệ sinh của bạn. Trong một số trường hợp khó đại tiện, bạn có thể gác hai chân lên một chiếc ghế thấp, nâng cao đầu gối sẽ giúp quá trình đi tiêu được dễ dàng hơn.
Xem thêm: Sản phẩm Thanh nhiệt giải độc Luân Thành hỗ trợ giải độc gan, trị táo bón.
5. Biến chứng nguy hiểm của táo bón lâu ngày
Tình trạng táo bón lâu ngày có thể dẫn tới hiện tượng đi cầu ra phân. Đây là nơi phân tích tụ lại ở phần cuối của ruột già (trực tràng). Triệu chứng chính của biến chứng này là tiêu chảy sau một đợt táo bón kéo dài.
Phản ứng phân có thể được điều trị bằng:
- Một thuốc nhuận tràng mạnh hơn – bác sĩ điều trị phải đánh giá tình trạng của biến chứng để kê đơn và tăng liều.
- Bổ sung thuốc trị táo bón dạng viên đạn – đặt hậu môn để tăng hiệu quả điều trị.