Nhiệt miệng là căn bệnh quá đỗi phổ biến thường gặp ở tất cả các độ tuổi. Vậy nhiệt miệng có thể điều trị dứt điểm được không và người bị nhiệt miệng uống gì và nên ăn gì? Hãy cùng với Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Nhiệt miệng có điều trị dứt điểm được không?
Thông thường, tình trạng nhiệt miệng sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày rồi khỏi. Tuy nhiên, một thời gian sau các triệu chứng của lần nhiệt miệng trước lại xuất hiện trở lại và gây khó chịu cho chúng ta. Như vậy, nhiệt miệng có thực sự chữa khỏi được hoàn toàn?
Theo các chuyên gia, câu trả lời là chưa thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ nhiệt miệng tái phát ở mức độ thấp nhất bằng cách loại trừ tất cả các tác nhân khiến bệnh tái phát và kết hợp với việc nhiệt miệng uống gì tốt cho quá trình cải thiện triệu chứng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, nhưng thường thấy ở 2 nhóm tác nhân chính sau:
1.1. Do thói quen ăn uống không khoa học
Phần đa các bạn trẻ hiện nay lựa chọn cách ăn uống theo sở thích và ít quan tâm tới sự hài hòa về thành phần dinh dưỡng trong các bữa ăn. Những món ăn nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ luôn là sở thích của các bạn. Tuy nhiên, chính những thói quen vô thức này của chúng ta lại dẫn tới hậu quả là căn bệnh nhiệt miệng.
Mặt khác, một chế độ ăn không khoa học còn gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Trong đó, việc thiếu hụt các vitamin nhóm B và một số khoáng chất khác (kẽm, magie…) chính là tác nhân gây nhiệt miệng mà chúng ta không hề hay biết. Tất cả mọi người thường ít bận tâm tới nguyên nhân gây ra bệnh, để rồi khi mắc phải rồi lại đi tìm các giải pháp như nhiệt miệng uống gì hay ăn gì để nhanh khỏi.
1.2. Do nóng gan, nóng trong người
Đây là nguyên nhân rất thường gặp gây ra bệnh lý nhiệt miệng. Gan là nhà máy chuyển hóa và thải độc tối quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, cơ quan này lại dễ bị tổn thương và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Do sự ra đời của những thực phẩm chế biến sẵn và hàng ngàn loại thức ăn độc hại đã vô tình dung nạp một lượng rất lớn các độc tố vào cơ thể. Tất cả các chất độc này đều đi qua gan và khiến gan phải làm việc hết công suất. Một khi lượng độc tố vượt quá khả năng đào thải của gan, chúng sẽ tích tụ lại và chuyển hóa thành các gốc tự do gây ra những bệnh lý nghiêm trọng cho gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn đầu tiên của quá trình nhiễm độc chính là hiện tượng nóng gan, với biểu hiện là tình trạng nóng trong người và thường xuyên bị nhiệt miệng. Nếu không khắc phục được nguyên nhân, thì dù nhiệt miệng uống gì cũng không thể cải thiện rõ rệt được.
Xem thêm các bài viết khác về thanh nhiệt giải độc cơ thể tại đây.
2. Nhiệt miệng uống gì để nhanh chóng bình phục?
Tình trạng nhiệt miệng có thể tự phục hồi mà không cần tác động bởi bất cứ biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hoặc các vết lở loét, mụn nhọt lan rộng gây trở ngại trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt, thì rất cần được thăm khám bác sĩ. Ngoài sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và làm liền sẹo, để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, chúng ta nên bổ sung thêm các loại nước uống thanh nhiệt có lợi cho bệnh lý nhiệt miệng.
2.1. Các loại nước ép tốt cho bệnh nhiệt miệng
- Nước ép cam tươi: Cam là hoa quả giàu vitamin C top đầu trong những loại trái cây thông dụng. Do đó, nước ép cam tươi với hàm lượng vitamin C cao sẽ là liều thuốc tự nhiên giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi vết loét và làm se bề mặt tổn thương. Đồng thời, folate và vitamin B trong loại nước uống này cũng đặc biệt có lợi cho nhiệt miệng. Lưu ý, tránh uống nước cam vào tối muộn vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy.
- Nước ép cà rốt: Do rất giàu beta caroten (tiền vitamin A) nên nước ép cà rốt là lựa chọn hữu ích cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì. Bởi thiếu hụt vitamin A là một trong những yếu tố gây nhiệt miệng.
- Nước ép rau má: Rau má có tính mát, vị ngọt nhẹ nên có tác dụng khá hiệu quả trong việc thanh nhiệt cơ thể, làm dịu các biểu hiện do nóng trong gây ra, mà điển hình là bệnh lý nhiệt miệng.
Ngoài những loại nước ép kể trên, người bệnh có thể kết hợp thêm một số loại quả tốt cho người nhiệt miệng như bơ, ổi… hoặc nước sắn dây, bí đao…
Xem thêm bài viết: Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
2.2. Thực phẩm chiết xuất từ thảo dược giúp xua tan nỗi lo nhiệt miệng
Như đã trình bày ở phần đầu của bài viết, chế độ ăn uống chỉ là một phần của quá trình trị liệu. Việc tác động được vào những căn nguyên sâu xa gây ra chứng nhiệt miệng mới là mục tiêu hướng tới. Do đó, muốn giải quyết nhanh chóng các dấu hiệu khó chịu thì việc nhiệt miệng uống gì là chưa đủ. Thay vào đó, cần cải thiện chức năng gan và thanh nhiệt cơ thể.
Bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt sẽ giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh nhiệt miệng. Các loại dược liệu từ tự nhiên đã trải qua quá trình thực nghiệm và kiểm chứng để chứng minh được những công dụng tuyệt vời đối với gan. Việc sử dụng kết hợp những sản phẩm chiết xuất từ dược liệu không chỉ thúc đẩy quá trình chữa lành nhiệt miệng mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiệt miệng tái phát trở lại.
Dựa trên cơ sở đó, sản phẩm Thanh nhiệt giải độc Luân Thành được nghiên cứu bào chế và ra đời thành công. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa nhóm dược liệu có tác dụng thanh nhiệt và giải độc gan, mang tới tác dụng hai trong một tuyệt vời của sản phẩm. Trải qua thời gian dài nghiên cứu và phát triển, Thanh nhiệt giải độc Luân Thành đã chiếm trọn niềm tin của người sử dụng bởi chất lượng và hiệu quả vượt trội mà nó mang lại.
Để tìm hiểu thêm về thành phần, công thức bào chế và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của sản phẩm, mời các bạn tìm đọc TẠI ĐÂY.
Tags: nhiệt miệng, thanh nhiệt giải độc