Rất nhiều người bệnh da liễu thường nghĩ rằng việc sử dụng các loại xà bông, sữa tắm sẽ giúp da trở nên sạch sẽ hơn và hạn chế bong tróc vảy trên da. Thế nhưng suy nghĩ đó lại hoàn toàn sai lầm và chỉ khiến tình trạng tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh vảy nến da thường rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng với những sản phẩm có chứa nhiều thành phần hóa học. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề nêu trên, hãy cùng tham khảo và tìm hiểu bị vảy nến tắm lá gì qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Vỏ xà cừ kiểm soát bệnh về da
Từ những năm 2015 trở lại đây vỏ cây xà cừ ngoài tự nhiên bị khai thác quá mức bởi những người bệnh ngoài da như ghẻ nước, vảy nến… Đúng là vỏ xà cừ có tác dụng kiểm soát viêm nhiễm trên da, hạn chế việc tái tạo cũng như bong tróc vảy rất tốt nhưng lại không có tác dụng điều trị bệnh. Vậy nên ngoài việc sử dụng vỏ xà cừ đun nước tắm gội chúng ta cũng cần kết hợp với các loại thuốc uống đặc trị để có thể kiểm soát bệnh một cách tối ưu nhất.
Nguyên liệu:
- 1 vốc vỏ xà cừ (rửa sạch bằng nước vì vỏ cây thường chứa rất nhiều bụi bẩn, chất độc hại).
Thực hiện:
- Sử dụng vỏ xà cừ đã chuẩn bị trước đun cùng với khoảng 2-3 lít nước, để sôi khoảng 5 phút rồi sau đó tắt bếp chờ nước tắm bớt nóng.
- Nước có thể dùng để tắm và gội, các vùng bệnh khi tắm nên mát xa nhẹ nhàng để tinh chất được thấm đều hơn trên da.
- Vỏ xà cừ có tính kháng khuẩn mạnh vì thế nên tắm cách ngày, tuần chỉ từ 3-4 lần.
Lá cây xà cừ cũng là một bài thuốc rất tốt cho người bệnh ngoài da. Trước khi sử dụng nên rửa sạch lá, giã nát trộn cùng một chút rượu trắng sau đó đắp lên các vùng da bị sưng, viêm.
2. Sử dụng lá trà xanh
Ngoài việc được xem như một loại thức uống giúp thanh nhiệt giải độc tự nhiên, trà xanh còn chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nhờ vào những hoạt chất có trong lá trà. Các chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng vảy nến hiệu quả. Đây chính là đáp án được nhiều người lựa chọn cho câu hỏi bị vảy nến tắm lá gì.
Nguyên liệu:
- 1 nắm là trà xanh, rửa sạch với nước và ngâm muối
Thực hiện:
- Lấy lá trà đã chuẩn bị đun với 2-3 lít nước, khi nước đã sôi thì bỏ thêm 1 chút muối hạt rồi tắt bếp và mở vung để nước tắm nguội bớt.
- Sử dụng nước trà xanh vừa đun để tắm gội toàn thân, phần bã vò nhẹ rồi chà xát lên các vùng da bệnh sẽ giúp làm sạch da và giảm vảy.
- Sau khi đã tắm xong dùng khăn mềm lau khô người, tránh để các vùng da bệnh bị ẩm ướt. Phương pháp này có thể sử dụng đều đặn mỗi ngày.
3. Lá khế
Lá khế có tính mát, khả năng giải độc cao và tán nhiệt hiệu quả, rất tốt trong việc làm lành các vết thương. Ngoài ra, lá khế còn có tính kháng khuẩn, ngừa viêm, khử trùng các vùng da bị tổn thương giúp hỗ trợ điều trị vảy nến, viêm da, mề đay… cực kì hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá khế tươi và muối tinh.
Thực hiện:
- Làm sạch lá khế bằng nước.
- Vò nát lá sau đó đun cùng 1 lượng nước vừa đủ dùng đến khi sôi thì thả muối vào và để ủ thêm 5 phút.
- Nên dùng khi nước đã bớt nóng hoặc mát, có thể sử dụng để xông (nếu xông thì nên sử dụng ngay khi vừa tắt bếp), ngâm hoặc tắm gội đều được. Bã lá khế dùng chà xát đều và nhẹ nhàng lên vùng da bệnh trong khoảng 5-10 phút.
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
>>> Tìm hiểu thêm những cách chữa bệnh tại nhà bằng cách Click tại đây!
4. Tắm gội bằng nước lá bàng
Lá bàng là vị thuốc từ xa xưa giúp giảm viêm nhiễm, chữa lành vết thương. Hoạt chất tanin trong lá bàng được coi như 1 loại thuốc sát khuẩn, chống mủ, làm lành các vết thương ngoài da.
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị 7-10 lá bàng non và 1 chút muối hạt.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá sau đó đun cùng với khoảng 2-3 lít nước, khi đã sôi thì thả muối vào và tắt bếp.
- Sau khi tắt bếp để cho nước bớt nóng rồi dùng để tắm, gội.
- Có thể dùng phần bã lá bàng để xoa nhẹ lên vùng da bệnh để tăng hiệu quả.
5. Phương pháp hiệu quả từ cây sung và lá trầu không
Vì tính kháng viêm mạnh của sung và lá trầu không, hay khả năng sát trùng, khử khuẩn của muối cũng như phèn nên các vết tổn thương trên da sẽ se lại nhanh, hỗ trợ rất tốt nếu các bạn sử dụng kèm thêm thuốc uống để tác động từ bên trong. Các vết vảy nến sẽ khô và lành dần, khiến cho bạn không còn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da.
Nguyên liệu:
- Vỏ bóc từ thân cây sung hoặc cành sung (khoảng 700g – 1kg tùy vào lượng nước nấu cùng hay nhu cầu sử dụng của mỗi người), nhớ rửa thật kĩ và ngâm muối trước khi dùng vì vỏ sung chứa rất nhiều lông bọ nẹt (gây ngứa và dị ứng).
- Phèn chua: 0,3-0,5g (mua ở chợ hoặc tạp hóa rất nhiều).
- Muối biển: khoảng 1 nắm nhỏ (muối tinh hay muối hạt sử dụng hằng ngày).
- Lá trầu không: 20 lá (chọn những lá còn tươi, không héo úa sau đó rửa sạch).
Thực hiện:
- Cách 1: Đem vỏ sung, phèn chua và muối thả vào nồi nấu cùng với 1-2 lít nước cho đến khi thật sôi sau đó bỏ lá trầu không vào đun thêm 5 phút, để nước nguội vừa phải và sử dụng để tắm (không nên gội đầu vì sẽ gây bết tóc), nên dùng cách ngày hoặc tuần từ 2 – 3 lần.
- Cách 2: Cũng thực hiện như trên nhưng giảm lượng nước nấu cùng để hỗn hợp được đặc hơn. Sau khi nước nguội một chút thì vệ sinh sạch vùng da bệnh và thoa hỗn hợp lên vùng tổn thương đó. Để khô và rửa sạch lại sau 30 phút- 1 giờ hoặc có thể để qua đêm rồi tráng sạch lại vào sáng sớm.
6. Sử dụng dầu tắm gội thảo dược Diệp Hồng Nhan
Nếu không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị những loại lá, vỏ cây hay phải mất công ngồi chờ đợi đun nước tắm mỗi ngày. Thì việc sử dụng những loại dầu tắm gội thảo dược an toàn, lành tính là vô cùng cần thiết và tiện lợi cho người bệnh. Và Diệp Hồng Nhan là 1 trong số những sản phẩm như vậy, được rất nhiều sự quan tâm cũng như đánh giá cao từ người bệnh và những khách hàng đã tin tưởng sử dụng trong thời gian qua.
Phản hồi về dầu tắm gội Diệp Hồng Nhan: https://yduocluanthanh.com/feedback-category/dau-tam-goi-duoc-lieu/
Với chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như:
- Núc Nác, Trầu Không Tươi, Ngải Dại, Lá Bàng: có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, diệt nấm, ức chế vi khuẩn có hại trên da, mau lành vết thương. Giảm ngứa ngáy, bong tróc hay sưng tấy, mang đến cho bạn một làn da sạch và khỏe mạnh.
- Bồ Kết, Hương Nhu, Cỏ Mần Trầu: mang lại 1 mái tóc chắc khỏe, sạch gàu, đen óng ả và đánh bay cơn ngứa da đầu. Giảm gãy rụng tóc tối ưu, giúp mái tóc chắc khỏe và kích thích mọc tóc.
Sản phẩm đã được Sở y tế thành phố Hà Nội cấp phép lưu hành sản phẩm số XNCB: 7186/20/CBMP-HN. Trải qua rất nhiều nghiên cứu và các bước kiểm định nghiêm ngặt trước khi đem tới tay người tiêu dùng. Lựa chọn kĩ lưỡng từ nguyên liệu đến nhà máy chế biến, các khâu sản xuất đều được giám sát và kiểm tra mỗi ngày.
Đây là sản phẩm dùng được cho mọi lứa tuổi, người bệnh về da liễu (vảy nến, viêm da cơ địa, mề đay, mụn nhọt, rôm sảy…), trẻ nhỏ hay người có vấn đề về tóc gãy rụng, bạc tóc. Không chứa chất tẩy rửa, các chất hóa học có hại và hoàn toàn không gây kích ứng trên da.
Hy vọng bài viết trên hữu ích và cũng như phần nào giải quyết được những vấn đề thắc mắc bị vảy nến tắm lá gì. Những bài tắm lá chỉ có tác dụng làm dịu da và sát khuẩn, không thể điều trị được bệnh, do vậy khi có các biểu hiện của bệnh, các bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị 1 cách tốt nhất nhé.
Công trí
Giá của sản phẩm hơi mắc
Nguyen Tinh
Ngoài những lá ở trên ra thì còn lá nào dễ tìm hơn không ạ?
YduocLuanThanh
Bạn có thể tìm hiểu thêm cách tắm lá muồng trầu. Để thuận tiện nhất cho việc tắm gội mà vẫn giúp làm dịu da, kháng khuẩn, bạn có thể tìm hiểu dầu tắm gội dược liệu Diệp Hồng Nhan qua link: https://yduocluanthanh.com/san-pham/dau-tam-goi-duoc-lieu-diep-hong-nhan/
Dương
tắm nước lá khế có cần pha ra nước k?hay để nguyên vậy tắm
YduocLuanThanh
Chào bạn, bạn nên đun lá khế với 1 lượng nước tắm đủ dùng, không nên pha nước nhé.
Thu Thủy
Sản phẩm gội dùng khá tốt ! cho 5 sao
YduocLuanThanh
Cảm ơn bạn đã đánh giá, Y dược Luân Thành sẽ cố gắng mang đến nhiều những sản phẩm chất lượng nhất đến tay người dùng ạ.