Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh hay còn được biết là bệnh eczema ở trẻ sơ sinh chắc chắn là cái tên không còn xa lạ đối với nhiều mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây chàm cũng như cách điều trị bệnh chàm da ở trẻ em. Vậy cần làm gì để phòng tránh bệnh? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao? Cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh da liễu phổ biến ngày nay. Do ảnh hưởng của môi trường, yêu cầu công nghiệp hóa sử dụng nhiều hóa chất, nên tỷ lệ mắc bệnh chàm da ngày càng tăng. Ở Việt Nam, bệnh chàm có tỷ lệ bệnh nhân đến thăm khám tại các phòng khám da liễu tương đối cao, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ người mắc chàm chiếm khoảng 25% trên tổng các loại bệnh lý viêm da, trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%.
Chàm là một bệnh lý trên da có liên quan đến lớp bì và thượng bì, không gây tổn thương sâu. Chàm không có tính lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại rất dai dẳng và phiền toái. Trẻ sơ sinh bị chàm ngoài cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, còn có thể bị chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện bệnh chàm sữa trên mặt ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện của bệnh chàm rất đa dạng. Một số dấu hiệu đặc trưng dễ thấy như:
- Vùng da chuyển hồng, dày, thô và khô hơn các vùng da khác.
- Giai đoạn tiếp theo, mụn nước xuất hiện trên da, nhỏ li ti và sắp xếp thành mảng, bệnh nhân ngứa tại vùng chàm nhưng chưa nhiều.
- Giai đoạn đỉnh điểm của bệnh chàm là khi mụn nước vỡ ra gây ngứa rát trên da, nhiều trường hợp vùng da bị chàm có thể bị trầy xước và để lại sẹo.
Nguyên nhân gây ra bệnh eczema ở trẻ sơ sinh
Cho đến nay, các tác nhân có thể gây bệnh chàm ở trẻ sơ sinh vẫn hết sức phức tạp, đa dạng và khó xác định đúng nguyên nhân chính. Theo các bác sĩ y khoa, có hai yếu tố được coi là cơ bản liên quan đến bệnh như dưới đây:
Yếu tố da cơ địa
- Trẻ sơ sinh trong gia đình có tiền sử bị mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như: bệnh hen suyễn, bệnh mề đay dị ứng, viêm mũi dị ứng, bệnh chàm,… Trẻ kích ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm nhất định, lông chó, mèo,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn so với người bình thường.
- Bên cạnh đó, các yếu tố khác có liên quan đến một số cơ quan nội tạng như: rối loạn chức năng gan, thận, yếu tố thần kinh,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.
Mắc bệnh chàm do một số yếu tố khác
- Trẻ sơ sinh dị ứng với các loại hóa chất có trong: nước tẩy rửa, nước xả vải, xà phòng, sữa tắm, chất tẩy vệ sinh. Bố mẹ cũng nên chú ý không sử dụng quá nhiều các sản phẩm tẩy rửa để làm sạch đồ dùng cho bé
- Các sản phẩm, thực phẩm vi sinh có thể khiến cơ thể bé bị dị ứng, nhiễm vi khuẩn, nấm.
- Trẻ sơ sinh có thể dị ứng với các yếu tố vật lý như: ánh sáng, không khí, thời tiết, bụi, phấn hoa, mọt gỗ,…
- Sử dụng quần áo làm từ các loại len, lông, vải sợi tổng hợp,… cũng có thể làm da trẻ bị kích ứng gây ra bệnh chàm.
- Các loại thức ăn dễ gây kích ứng như: trứng, hải sản, tôm, cua, thức ăn lên men, đậu phộng, sữa bò,… các mẹ cũng nên hạn chế sử dụng khi đang cho con bú.
>>> Tìm hiểu thêm bệnh chàm mặt ở trẻ sơ sinh tại link: https://yduocluanthanh.com/benh-cham-mat-o-tre-so-sinh/
Cách điều trị, phòng ngừa bệnh chàm da ở trẻ em hiệu quả
Điều trị bệnh chàm cho bé như thế nào?
Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh và bệnh chàm sữa ở trẻ em hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Chàm thường mang xu hướng mãn tính và dễ tái phát trở lại nếu như các bậc cha mẹ không biết cách điều trị đúng cho trẻ. Với việc sử dụng thuốc, tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Ví dụ: thuốc chỉ định cho bệnh chàm thường có dạng kem chứa corticoid, kem giữ ẩm cân bằng da và dung dịch sát trùng bôi… các loại thuốc bôi chàm sử dụng cho làn da dịu nhẹ của bé.
Với những trường hợp trẻ bị chàm nặng, bệnh mãn tính có thể phải sử dụng đến các loại thuốc bôi giảm triệu chứng ngứa. Điều quan trọng là bố mẹ và gia đình cần phải kiểm soát cơn ngứa cho bé nếu không bệnh sẽ nặng hơn.
Để quá trình điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh được dứt điểm và hiệu quả, các mẹ cần chú ý không được cho bé cào gãi, chà sát, tại vùng da đang bị chàm. Không sử dụng các loại thuốc dân gian truyền miệng, đắp thuốc không có kiểm định và chỉ định từ bác sĩ để điều trị chàm. Không được sử dụng phèn chua, nước muối, và chanh để lau vết chàm vì những chất này có thể là nguyên nhân gây kích ứng khiến bệnh nặng thêm.
>>> Chi tiết những phương pháp điều trị bệnh chàm được áp dụng hiện nay, các bạn tham khảo ngay tại đây.
Phòng ngừa bệnh eczema ở trẻ sơ sinh
Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát trở lại, do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin cho da, vitamin A, B, C, E, PP…
- Các mẹ nên tránh các thực phẩm gây dị ứng khi đang trong thời kỳ cho con bú.
- Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em, êm dịu và không chứa nhiều hương liệu.
- Mẹ cần giữ cho da bé không bị khô bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và không bật điều hòa trong suốt cả ngày dài.
- Không được tắm nước quá nóng, vì nước nóng sẽ làm da bé bị khô.
- Trẻ em dễ dị ứng với các tác nhân đến từ môi trường: ánh sáng, bụi… nên khi ra đường cần đeo khẩu trang, mũ, găng tay, mặc quần áo dài.
Trẻ sơ sinh khi bị chàm sẽ ngứa ngáy nhiều, quấy khóc, mệt mỏi, thức đêm, ngủ ít và nhiều trường hợp chàm còn để lại sẹo do phương pháp điều trị không đúng. Là bậc cha mẹ, bạn cần nhận biết chính xác những thay đổi cũng như diễn biến bệnh chàm của bé. Trường hợp trẻ chàm nặng, bạn nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh đúng đắn.
Trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh. Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đọc – đặc biệt là những người mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về chàm để bảo vệ bé yêu thoát khỏi căn bệnh phiền toái này một cách tốt nhất!