Dị ứng mề đay, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Dị ứng mề đay hay còn được gọi tắt là mề đay (mày đay) là căn bệnh về da phổ biến gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân nào gây nên bệnh và phương pháp điều trị ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này ngay nhé!

Tổng quan về bệnh dị ứng mề đay

Bệnh mề đay là bệnh gì?

Bệnh mề đay dị ứng là dạng bệnh lý phát ban do dị ứng có tính phổ biến và nhiều nguyên nhân gây ra. Mề đay có thể nổi ở một phần hay toàn thân gây ra cảm giác rất ngứa cho người bệnh. Khi mắc ở thể nhẹ hiện tượng ngứa có thể tự hết khi đã loại bỏ được yếu tố gây dị ứng. Tuy nhiên, trường hợp dị ứng lặp lại có thể gây ra phát ban toàn thân, nặng có thể kèm theo các dấu hiệu như khó thở, sốc phản vệ.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay và khác biệt rõ rệt ở giới tính phụ nữ nổi nhiều hơn đàn ông, ở tuổi tác người trẻ cũng có nhiều nguy cơ hơn. Vậy nguyên nhân của nổi mề đay là gì?

Bệnh dị ứng mề đay
Bệnh dị ứng mề đay

Nguyên nhân của bệnh nổi mề đay là gì?

Theo chuyên gia, mề đay do nhiều nguyên nhân và để tìm được nguyên nhân sâu xa của bệnh thì rất phức tạp. Có trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra cùng một lúc nên quá trình chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.
Một số nguyên nhân thường gặp:

  • Thức ăn: Người bệnh bị dị ứng khi ăn các loại thức ăn như trứng, tôm, ốc, cá biển, sữa, phô mai,… Với cơ địa dị ứng, dù chỉ một lượng nhỏ thức ăn có nguồn gốc từ động vật hay thực vật được đưa vào cơ thể cũng gây nổi mề đay.
  • Thuốc: Phần lớn các loại thuốc ở các dạng khác nhau khi đưa vào cơ thể đều gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới da. Theo nghiên cứu, nhóm thuốc dễ gây dị ứng nổi mề đay nhiều nhất là: cyclin, macrolid, vacxin, beta-lactam, chloramphenicol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển,…
  • Yếu tố di truyền: Theo một số tài liệu thống kê đã chỉ ra có khoảng 50-60% người bệnh do di truyền. Trường hợp cả bố mẹ có tiền sử bệnh mề đay thì con cái sinh ra có tỉ lệ mắc bệnh 50% và một trong hai bố mẹ bị bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh là 25%.
  • Dị nguyên trong không khí: Bụi các loại, lông động vật, phấn hoa, khói thuốc, men mốc, len, sợi,… đều là nguyên nhân gây bệnh mề đay.
  • Trường hợp đặc biệt: Không thể tìm ra nguyên nhân của khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh nên có thể kết luận là dạng vô căn hay tự phát.

Triệu chứng của dị ứng mề đay

Một vài triệu chứng biểu hiện rõ nhất của bệnh mề đay có thể kể đến như:

  • Phát ban, nổi mẩn, phù, sần: Hiện tượng này xuất hiện rải rác, không đều màu, tạo thành từng mảng với kích thước khác nhau ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.
  • Ngứa: Cảm giác rõ rệt nhất của bệnh nổi mề đay là càng gãi càng ngứa, thường vào chiều tối và đêm. Việc gãi nhiều sẽ tạo ra ma sát nên kéo theo cảm giác nóng rát rất khó chịu. Ngứa gia tăng sẽ khiến bệnh nhân khó kiểm soát, gãi trong vô thức nhiều hơn nên da bị trầy xước nhiều hơn, thậm chí gây chảy máu và để lại sẹo.
  • Một số triệu chứng khác: Thông thường khi bệnh nặng hơn sẽ kéo theo những triệu chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sưng phù mắt – môi, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở….
Triệu chứng của bệnh mề đay
Triệu chứng của bệnh mề đay

Phân loại bệnh mề đay

  • Nổi mề đay cấp tính: Bệnh khởi phát trong thời gian ngắn 24 giờ, vài tuần nhưng không quá 6 tuần.
  • Nổi mề đay mãn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần và có tính tái phát nhiều lần.

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Đối với bệnh nổi mề đay cấp tính do dị ứng, tình trạng bệnh có thể tự cải thiện trong vài ngày hay vài tuần. Trường hợp bệnh nổi mề đay mãn tính do di truyền hay các bệnh lý trung gian thì thường khó điều trị dứt điểm nên sẽ tái phát lại.

Bệnh nổi mề đay không lây từ người này sang người khác mà chỉ tái phát nhiều lần trên một cơ thể. Bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, càng gãi thì càng ngứa nên làm tổn thương da ở vùng nổi mề đay. Điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Theo các chuyên gia, khi cơ thể người bệnh tiếp xúc với dị nguyên sẽ hình thành chất gây ngứa là histamin.

Khi bệnh nổi mề đay trở nặng, ngoài mẩn ngứa tăng lên thì sẽ gây ra một số biến chứng như: chàm mạn tính, khó thở, nghẹt thở. Trường hợp mề đay xảy ra ở đường tiêu hóa sẽ phát triển thành những cơn đau quặn bụng, buồn nôn, tiêu chảy…. Ngoài ra, bệnh nổi mề đay còn có thể xảy ra ở não, một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến huyết áp, sốc khi dùng thuốc nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay

Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính thì chưa cần sử dụng thuốc. Việc quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân để loại bỏ. Tránh các yếu tố gây bệnh, stress, tình trạng quá lạnh hoặc nóng.
Việc dùng các thuốc như: Aspirin, Codein, NSAIDs, ức chế men chuyển,… nên tránh vì có thể gây tác dụng phụ nổi mề đay. Ngoài ra nên tránh các thực phẩm gây dị ứng: trứng, tôm, cua, cá biển…

Các cách xử lý tình trạng nổi mề đay tại nhà

  • Chườm lạnh vùng da bị mẩn ngứa: Khăn vải bọc đá rất hữu ích trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa, da sẽ được làm mát và giảm bớt ngứa trong vòng 15 phút. Không áp dụng cho da nhạy cảm và nổi mề đay được kết luận là do dị ứng thời tiết.
  • Sử dụng thân cây nha đam: Nổi tiếng là một loại thảo dược có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, chống viêm, giải độc nên nha đam cũng được dùng trong bệnh nổi mề đay ở thể nhẹ. Bằng cách cắt nhỏ phần gel trong thân nha đam rồi đắp lên bề mặt da nổi mề đay sẽ giúp các nốt sần giảm đi, nên duy trì làm nhiều lần trong ngày.
  • Lá khế: Vốn được biết là loại lá có công dụng làm mát, giải độc nên thường được dân gian ứng dụng trong những trường hợp mề đay, rôm sảy. Dùng một nắm lá khế rang đắp vào vùng mẩn ngứa hoặc đun nước tắm đều cho kết quả bất ngờ.
  • Trầu không: Lá trầu không có chứa Phenol, chavicol là tinh chất kháng viêm và một số hoạt chất có tác dụng giúp da chống lại tác nhân gây mề đay mẩn ngứa. Bệnh sẽ giảm đáng kể khi người bệnh sử dụng trầu không nấu nước tắm hàng ngày.
  • Lá hẹ: Lá hẹ có vị chua, tính ấm thường có công dụng giải độc chống viêm. Ngoài ra, trong lá hẹ chứa một lượng vitamin B cùng các khoáng chất có tác dụng làm sạch và phục hồi các tổn thương da rất tốt. Đa số bệnh nhân sẽ áp dụng cách nấu nước tắm hoặc giã lá hẹ với chút muối trắng rồi chườm lên vùng da nổi mề đay.
5 phương pháp đơn giản điều trị mề đay tại nhà
5 phương pháp đơn giản điều trị mề đay tại nhà

Phương pháp Tây y

Mề đay thường xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá nhiều histamin. Để kiểm soát các triệu chứng thì các bác sỹ khuyên dùng các loại kháng histamin, đồng thời có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng viêm, giảm ngứa và ức chế miễn dịch.

Các loại thuốc kháng histamin không kê đơn có tác dụng ngăn ngừa giải phóng histamin và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay.

Khi các loại thuốc này không mang lại hiệu quả thì sẽ được cân nhắc chỉ định các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Các thuốc kháng histamin thường gây ra buồn ngủ và một số tác dụng phụ khác cho bệnh nhân. Lưu ý đối với phụ nữ có thai hay cho con bú không nên sử dụng kháng histamin.

Thuốc tây điều trị mề đay
Thuốc tây điều trị mề đay

Trong một số trường hợp bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ. Các loại thuốc kháng histamin không đáp ứng được mức độ của bệnh thì có thể sử dụng một số loại thuốc khác, như:

  • Corticosteroid đường uống: hỗ trợ giảm sưng, đỏ, ngứa da. Không nên lạm dụng thuốc này trong thời gian dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ.
  • Kháng thể đơn dòng Omalizumab: khi bị mề đay dai dẳng.
  • Thuốc chống trầm cảm Doxepin: được sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài da có thể giảm ngứa.

Phương pháp Đông y

Ngược lại với phương pháp Tây y tập trung kiểm soát lượng histamin để kiểm soát triệu chứng mề đay thì phương pháp Đông y tập trung điều trị bệnh từ căn nguyên và khống chế sự tái phát bệnh.
Theo quan niệm Đông y, mề đay mẩn ngứa là do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo. Cần giải quyết nguyên nhân sâu xa của bệnh trước bằng những bài thuốc dân gian.

Hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay bằng thảo dược thiên nhiên

Xu hướng mới hiện nay chính là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị vừa đảm bảo tính hiệu quả mà lại an toàn cho người sử dụng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị khác nhau, tuy nhiên các sản phẩm của Y dược Luân Thành vẫn luôn khẳng định được vị trí của mình nhờ chất lượng sản phẩm, tính an toàn cũng như giá thành sản phẩm. Dưới đây là những đánh giá tích cực của khách hàng sau khi sử dụng Thiên Phục LiễuPhục Liễu Bì để hỗ trợ điều trị mề đay.

Mề đay chị Vui - Đồng Nai

Chi Hiền sau khi sử dụng sản phẩm

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 096.567.1087 hoặc tham khảo trên Website: yduocluanthanh.com

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm những phản hồi khách hàng tại đây!

2 bình luận
  1. Chào bác sĩ, mấy ngày nay tôi toàn bị ngứa, nổi cục vào chiều tối nhưng đến sáng lại hết sạch, các cục cũng lặn hết. Có phải tôi đang bị mề đay phải không ạ. Bình thường không sao nhưng đến cơn là ngứa dữ dội ạ.

    • Chào bạn, hiện tại các tình trạng của bạn vẫn đang ở mức độ nhẹ hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh gây nên. Bạn theo dõi thêm nhé, nếu tình trạng không tiến triển liên hệ với Y dược Luân Thành qua Hotline 0965671087 để được tư vấn thêm nha. Bạn có thể áp dụng một số những cách chữa mề đay bằng mẹo này nhé: https://yduocluanthanh.com/cach-chua-me-day-bang-meo/

Bình luận của bạn