Vảy nến phấn hồng là một dạng của bệnh vảy nến, dấu hiệu cũng như sự nguy hiểm của nó lại ít được biết tới nên các bệnh nhân mắc thường điều trị ở giai đoạn muộn. Điều này khiến bệnh diễn biến khó khăn, gây nhiều phiền toái cho người bệnh và tăng thời gian điều trị. Vậy bệnh vảy nến phấn hồng là gì? Bệnh vảy nến phấn hồng có nguy hiểm không? Cùng Y dược Luân Thành giải đáp các thắc mắc tại bài viết bên dưới nhé.
Mục lục bài viết
Bệnh vảy nến phấn hồng và nguyên nhân gây ra bệnh
Vẩy nến phấn hồng là gì?
Cũng giống như các thể vảy nến khác, vảy nến phấn hồng là bệnh tự miễn, khởi phát do tăng sản sinh các tế bào. Hậu quả là một đốm hồng ban rộng có hiện tượng tróc vảy và nhô cao hơn so với mặt da. Chỉ sau khoảng vài ngày khởi bệnh, các đốm sẽ lan sang với khích thước khoảng 0,5 đến 2 cm. Các lớp sừng bong tróc nhiều hơn, các vùng da ngực, lưng, bụng xuất hiện nhiều đốm. Trên bề mặt da thấy như xếp hình vảy cá má hồng. Ở nhiều cơ địa nó sẽ là màu nâu sậm hoặc trắng.
Hậu quả mà các bệnh nhân bị vẩy nến phấn hồng gặp phải là tình trạng ngứa ngáy khó chịu vùng da bị bệnh. Có tới 50% bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp như đau cổ, nghẹt mũi, ho…
Bệnh vảy nến phấn hồng có để lại sẹo không? Click tham khảo ngay.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn hồng
Cho tới nay, nguyên nhân gây nên vảy nến phấn hồng vẫn chưa được xác minh nhưng người ta cho rằng một vài loại nấm, khuẩn lao hay chủng herpes, HHV6… góp mặt làm khởi phát những đốm hồng trên da. Vẩy nến phấn hồng thường xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Độ tuổi tập trung bệnh là từ 10 tới 35 tuổi. Chính bởi vậy, trẻ em cũng là đối tượng của bệnh, các phụ huynh cần rất lưu ý khi chữa trị và chăm sóc.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến phấn hồng:
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều lần.
- Căng thẳng, stress.
- Lạm dụng các chất tẩy rửa mạnh.
- Thời tiết thay đổi.
Những điều cần biết khi bị bệnh vảy nến phấn hồng
Bệnh vảy nến phấn hồng có nguy hiểm không?
Nhiều người băn khoăn không biết bệnh vảy nến phấn hồng có nguy hiểm không? Các chuyên gia về da liễu cho hay, đây là căn bệnh ngoài da không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại rất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ như:
- Gây tổn thương da: giai đoạn đầu của bệnh người bệnh sẽ phát ban bắt đầu xuất hiện những nốt chấm đỏ, nổi mề. Trên da xuất hiện những lớp vảy khô, sần sùi có thể bóc ra, chúng xuất hiện trên diện tích lớn từ 2-5cm. Tại những vùng da bị tổn thương có cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
- Một số bệnh khác: Bên cạnh những tổn thương ở ngoài da khi bệnh vảy nến hồng chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khác như đau đầu, đau họng, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí còn bị sốt. Khi bị đau quá một số người còn nổi hạch.
- Lây lan xung quanh cơ thể: Tuy không lây lan sang người khác nhưng nếu không chữa trị kịp thời các vùng da bị bệnh vảy nến có thể lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể.
- Có khả năng nhiễm trùng da: Thông thường khi mắc bệnh vảy nến người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Do bệnh nhân tự ý gãi, chà xát vào vùng da bị tổn thương vô tình đưa vi khuẩn vào trong da gây ra nhiễm trùng.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan với bệnh bởi nó có thể gây những tổn thương nặng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời.
Vảy nến phấn hồng có lây không?
Bệnh vảy nến này là bệnh tự miễn vì vậy nó không lây truyền từ người này sang người khác qua các đường tiếp xúc, tình dục… Nó chỉ lây lan sang các vùng da của 1 người bệnh.
Điều trị vảy nến phấn hồng như thế nào?
Có rất nhiều cách điều trị vảy nến phấn hồng, việc tìm ra nguyên nhân và căn cứ theo tình trạng bệnh để có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần tìm hiểu những thực phẩm bệnh vảy phấn hồng kiêng ăn gì?, tránh làm gì để hạn chế bệnh tái phát, hỗ trợ quá trình điều trị được tốt nhất.
Điều trị vảy nến phấn hồng bằng tia laser
Đây là phương pháp chữa vảy nến hiệu quả tại nhiều bệnh viện, phòng khám. Với ưu điểm an toàn, thẩm mỹ cao nhưng biện pháp này chưa chứng thực hiệu quả chống tái phát. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cũng ở mức cao không phù hợp với nhiều bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân xa xôi, có điều kiện khó khăn.
Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh
Một số loại kem bôi như hydrocortisone hay các thuốc tiêm điều trị vảy nến có thể sử dụng làm dịu vùng da bệnh, tăng cường hồi phục da cũng là biện pháp hữu hiệu. Thế nhưng, các loại thuốc tây trong điều trị bệnh vảy nến đều để lại biến chứng, hậu quả, đặc biệt khi sử dụng lâu dài.
Một số mẹo chữa vảy nến phấn hồng tại nhà
Điều trị bệnh vảy nến phấn hồng ở nhà cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn khi sử dụng. Một số phương pháp chữa bệnh tại nhà:
- Điều trị bằng dầu dừa: dầu dừa có tính kháng khuẩn cao, cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế các hiện tượng ngứa ngáy và bong tróc da.
- Lô hội: lô hội có tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm da hiệu quả và giảm thiểu các triệu chứng ngứa ngáy. Sử dụng lớp gel của lô hội để bôi vào vùng da bị thương 2 đến 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả.
- Bột yến mạch: tắm bột yến mạch với nước ấm có tác dụng rất tốt, làm giảm các triệu chứng của bệnh và kháng viêm hiệu quả.
- Trà xanh: các hoạt chất trong cây trà xanh có tác động lớn trong khử khuẩn và tái tạo làn da mới. Bạn chỉ cần đun nước tắm hoặc uống mỗi ngày sẽ nhận thấy sự cải thiện.
- Lá trầu không: lá trầu có tính sát khuẩn cao, làm mềm da và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể giã nát và bôi lên da hoặc đun nước để tắm.
- Nghệ: trong nghệ có chứa curcumin có tính năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Các bạn có thể đắp nghệ trực tiếp lên vùng da bị thương hoặc thêm nghệ vào thức ăn hằng ngày để điều trị bệnh.
Bài viết là sự tổng hợp các kiến thức về bệnh vảy nến phấn hồng cũng như các câu hỏi bệnh vảy nến phấn hồng có nguy hiểm không, có lây không, điều trị bệnh như thế nào… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về bệnh cũng như phương pháp điều trị nhé. Luôn đồng hành cùng chúng tôi để có thêm những thông tin bổ ích về các bệnh trên da nha.
HoàngDuy
Bị vẩy nến này kiểu các dạng cũng cách chữa đều giống nhau nên chẳng ai quan tâm mấy đến thể nào thể nào
YduocLuanThanh
Hầu hết bệnh nhân vẩy nến đều không quan tâm đến thể của bệnh nhưng nếu hiểu rõ về nó thì cũng sẽ có những phương pháp tự hỗ trợ điều trị cho bản thân đúng đắn và hợp lí hơn bạn ạ.
Liên Linh
Cho mình hỏi bệnh này có chữa khỏi được không và mất thời gian trong bao lâu ạ?
YduocLuanThanh
Còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa từng người thời gian và hiệu quả sẽ khác nhau bạn nhé. Bạn để lại thông tin bên mình sẽ liên hệ xem tình trạng và tư vấn ạ.