Thuốc trị mụn nhọt luôn là giải pháp tức thì giải quyết các cơn đau nhức và sưng tấy. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này sao cho đúng cách và nên chọn thuốc bôi mụn nhọt hay thuốc uống. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
1. Phân loại thuốc trị mụn nhọt hiệu quả hiện nay
1.1. Thuốc trị mụn nhọt Tây Y
Theo quan điểm này, các thuốc trị mụn nhọt thường được kê toa là những dạng thuốc bôi giúp làm se và giảm viêm nhanh chóng các nốt mụn trên cơ thể người bệnh. Thành phần của các tuýp thuốc bôi này sẽ bao gồm:
- Hoạt chất kháng viêm: Dapsone, corticoid dùng ngoài… đều là các thành phần chính có trong thuốc trị mụn nhọt. Chúng có tác dụng kháng viêm từ vừa tới mạnh, làm ức chế quá trình viêm và lan rộng của vết mụn. Do đó, mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.
- Kháng sinh: Đây là hoạt chất rất thường thấy trong phần đa các thuốc trị mụn nhọt được bán ở mọi nhà thuốc. Một số kháng sinh hay được sử dụng như erythromycin, clindamycin, benzoyl peroxid, acid azelaic…
Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng sử dụng kháng sinh dùng ngoài như trên có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc trên người bệnh. Và ở những lần lên mụn nhọt tiếp theo, các thuốc được sử dụng trước đó sẽ không còn phát huy tác dụng. Mặt khác, không phải tình trạng mụn nhọt nào cũng đến từ nguyên nhân do vi khuẩn. Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ tác nhân gây mụn nhọt là gì để sử dụng thuốc trị mụn nhọt hợp lý.
1.2. Thuốc trị mụn nhọt Đông Y
Từ xa xưa, khi các công nghệ bào chế và nghiên cứu chưa được hoàn thiện đầy đủ, cha ông ta vẫn thường áp dụng các bài thuốc dân gian trị mụn nhọt rất hiệu quả. Vậy cơ chế chung của cách chữa trị này ra sao?
Khác với các thuốc Tây dùng tại chỗ, thuốc đông y hay thuốc nam trị mụn nhọt thường được phối hợp sử dụng theo cả đường uống và dùng ngoài. Do đó, cải thiện cả triệu chứng và các nguyên nhân gây nổi mụn từ bên trong cơ thể.
1.2.1. Thuốc trị mụn nhọt dạng dùng ngoài
Để làm se nhanh và đẩy nhân mụn lên, y học phương Đông thường sử dụng các loại lá cây có tác dụng kháng viêm tốt, đem giã nát rồi đắp hoặc chấm lên vị trí bị nhọt. Lá sài đất, diếp cá, mồng tơi… đều là những thảo dược rất sẵn có, dễ kiếm mà lại mang đến hiệu quả cải thiện tốt.
1.2.2. Thuốc uống trị mụn nhọt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mụn mà sử dụng các thuốc trị mụn nhọt theo đường uống khác nhau. Một trong những tác nhân điển hình dẫn tới tình trạng này thường đến từ hai yếu tố chính là nóng trong người (nóng gan) và khả năng thanh nhiệt giải độc của cơ thể kém.
Trên cơ sở này, muốn ngăn ngừa nguy cơ mụn nhọt tái phát trở lại, chúng ta phải loại bỏ được 2 yếu tố này. Đây là điểm khác biệt mang tính vượt trội của thuốc trị mụn nhọt dạng thảo dược và các thuốc bôi mụn nhọt hiện nay.
Xem thêm: Bật mí cách chữa mụn nhọt nhanh nhất.
2. Liệu có hay không thuốc đặc trị mụn nhọt?
Hiện nay, trên các trang thông tin điện tử, vô vàn loại thuốc trị mụn nhọt được quảng cáo mang lại tác dụng “đặc trị”, “trị dứt điểm” chỉ sau một vài tháng sử dụng. Vậy thuốc đặc trị mụn nhọt liệu có tồn tại không?
Như những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở phần 1, mụn nhọt chỉ biến mất khi chúng ta tác động được ở cả bên trong cơ thể và bề ngoài các nốt mụn. Mặt khác, kể cả khi có cải thiện được 2 yếu tố này, không ai có thể đảm bảo được mụn nhọt có tái phát trở lại hay không. Bởi thói quen sinh hoạt và ăn uống của mỗi cá nhân sẽ liên tục thay đổi và khó kiểm soát.
Do đó, sẽ không có một thuốc hay phương thuốc nào đặc trị cả. Tất cả các thuốc trị mụn nhọt dù là Tây y hay đông y đều giúp khắc phục tối đa tình trạng mụn trên người bệnh.
Xem thêm: Tổng hợp những thực phẩm tốt cho da mụn.
3. Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia cho người bị mụn nhọt
Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất, việc đơn thuần sử dụng thuốc trị mụn nhọt thôi là chưa đủ. Người bệnh cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt và xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia:
3.1. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giải nhiệt, mát gan và làm dịu cơ thể
Rau củ tươi và các loại trái cây sẽ là nguồn dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt của bạn đáng kể.
Một số loại quả giàu vitamin C sẽ là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp gia tăng sức đề kháng và đào thải các chất độc có hại ra khỏi cơ thể. Từ đó, làm giảm tình trạng viêm và khắc phục các nốt mụn hiệu quả.
3.2. Uống nhiều nước
Nước là môi trường lý tưởng giúp cơ thể thải độc. Do đó, không chỉ người bị mụn nhọt mà ngay cả người khỏe mạnh cũng cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người cần dung nạp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, chúng ta cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi để bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu.
3.3. Hạn chế sử dụng những đồ ăn cay, nóng và nhiều dầu mỡ
Đây là nhóm những thực phẩm làm gia tăng sự đột biến của hoocmon insulin trong cơ thể. Hậu quả làm hoạt động của tuyến bã nhờn, tăng tiết dầu, gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn nhọt.
Bên cạnh đó, người bị mụn nhọt có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan để phát huy hiệu quả tốt nhất. Thanh nhiệt giải độc Luân Thành là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo đối với tình trạng mụn nhọt của bạn. Sản phẩm đã trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đầy đủ, đáp ứng mọi tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Thanh nhiệt giải độc Luân Thành sẽ tác động đào thải độc tố tại gan, giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh và kết hợp cùng các thành phần thanh nhiệt cơ thể làm cải thiện các nốt mụn nhọt nhanh chóng.
Xem chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY.