Tổng hợp 3 loại thuốc chữa sưng lợi hiệu quả nhất hiện nay

Muốn lựa chọn và sử dụng thuốc chữa sưng lợi đúng cách, chúng ta cần hiểu rõ về các cơ chế gây sưng lợi và những nguyên nhân nào có thể gây ra vấn đề này. Từ đó, tránh được việc lạm dụng các thuốc không cần thiết và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.

1. Các nhóm thuốc chữa sưng lợi đang được áp dụng hiện nay

1.1. Thuốc kháng sinh

Phần lớn các phác đồ điều trị viêm nướu, sưng lợi đều kết hợp một hoặc hai loại kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm tại khoang miệng.

Các kháng sinh có thể thuộc nhóm kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn, tùy theo tình trạng sưng đau của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại kháng sinh khác nhau. Các thuốc chữa sưng lợi bằng kháng sinh có thể kể đến như: Tetracyclin, Amoxicillin, Metronidazol…

Ưu điểm của nhóm thuốc này là ngăn ngừa sự tiến triển của viêm và tránh xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát và sử dụng đúng liều lượng, thuốc chữa sưng lợi này sẽ tác động trở lại gây nên tình trạng nhờn thuốc và không đáp ứng điều trị ở những lần viêm nhiễm tiếp theo.

Thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh để chữa sưng lợi

1.2. Thuốc giảm đau

Một trong các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới người bệnh là vấn đề đau nhức và sưng phồng lợi, đặc biệt khi bệnh đã tiến triển nặng ở các giai đoạn sau. Do đó, thuốc giảm đau sưng lợi là một phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị.

Các thuốc giảm đau sẽ tác động lên tình trạng sưng và đau nhức theo các cơ chế khác nhau, có thể từ các đầu mút thần kinh cảm giác hoặc tác động lên hệ thần kinh trung ương. Một số thuốc chữa sưng lợi thường được áp dụng như: paracetamol, acetaminophen, aspirin…

1.3. Thuốc chống viêm

Biểu hiện nặng nề và nguy hiểm của bệnh lý sưng lợi là tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng. Do đó, để giảm viêm và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, các thuốc chống viêm sẽ được chỉ định trong phác đồ điều trị.

Tuy nhiên, các thuốc chữa sưng lợi này cần được kiểm soát và sử dụng một cách thận trọng, bởi các tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Thuốc kháng viêm khi sử dụng dài ngày làm tổn thương lên lớp niêm mạc tiêu hóa gây loét dạ dày

Ngoài ra, một số thuốc chữa sưng lợi kháng viêm non – steroid còn có nguy cơ gây ra sự ức chế lên việc điều hòa một số hoocmon của cơ thể. Do đó, chỉ sử dụng thuốc dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhân viên y tế.

Xem thêm: Nguyên nhân bị sưng lợi và bí quyết điều trị tại nhà hiệu quả.

2. Nên sử dụng thuốc chữa sưng lợi khi nào?

Thông thường, các bệnh lý sưng lợi sẽ tự phục hồi sau 5 tới 7 ngày và không để lại bất kỳ tác hại nào đối với sức khỏe răng lợi của chúng ta. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng và chế độ chăm sóc của từng người mà bệnh lý sưng viêm lợi có thể trở nặng thành viêm nha chu. Viêm nha chu có thể làm hư hại tới các răng tại vị trí bị viêm. Vậy khi nào nên dùng thuốc chữa sưng lợi?

Thuốc chữa sưng lợi có hai dạng: thuốc uống và dạng bôi ngoài. Thời điểm chúng ta cần phải sử dụng thuốc đó là khi các triệu chứng sưng lợi, đau nhức khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống.

Đồng thời, khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm nhiễm bắt đầu nặng hơn phải sử dụng các loại thuốc chữa sưng lợi ở cả dạng bôi và uống ngay để ngăn ngừa biến chứng.

3. Tổng hợp 3 loại thuốc biệt dược chữa sưng lợi hiệu quả

3.1. Metronidazol Stada

Hoạt chất chính của thuốc là Metronidazol 400mg cùng một số tá dược. Đây là kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh tại tổ chức bị viêm. Làm giảm tình trạng sưng và viêm do vi khuẩn gây ra.

Thuốc Metronidazol Stada
Thuốc Metronidazol Stada

Liều lượng dùng thuốc thường là 200mg/lần x 3 lần/ngày. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng thuốc: tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của kháng sinh như nôn ói, viêm loét dạ dày… có thể gặp nếu uống thuốc khi dạ dày rỗng. Do đó, để hạn chế tác dụng phụ này cần uống thuốc sau khi đã ăn uống no để hạn chế các tác dụng không mong muốn trên dạ dày.

3.2. Thuốc chữa sưng lợi Dentosmin P

Chlohexidine là thành phần chính của thuốc chữa sưng lợi này. Đây là thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Đức nên giá có thể cao hơn so với các thuốc khác. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng điều trị rất hiệu quả với các triệu chứng đau nhức, sưng tấy tại lợi và khoang miệng.

Thuốc chữa sưng lợi Dentosmin P được sử dụng ở dạng bôi ngoài, cho tác dụng nhanh ngay sau khi bôi thuốc.

 

Thuốc bôi chữa sưng lợi Dentosmin P
Thuốc bôi chữa sưng lợi Dentosmin P

3.3. Thuốc Cefixim

Đây cũng là một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, có tác dụng diệt khuẩn mạnh, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm lợi. Ưu điểm của thuốc là hiệu quả diệt khuẩn tốt, tuy nhiên hiện nay kháng sinh nhóm này đã bị kháng tương đối nhiều.

Thuốc Cefixim
Thuốc Cefixim

Ngoài việc sử dụng các thuốc chữa sưng lợi kể trên, bệnh nhân có thể kết hợp thêm một số thảo dược chữa sưng lợi có tác dụng cải thiện các vấn đề bên trong cơ thể gây ra sưng, nhiệt lợi. Nguyên nhân điển hình như nóng trong, gan thải độc kém.

Điều này sẽ rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm lợi quay trở lại. Bạn có thể tham khảo sản phẩm thanh nhiệt giải độc TẠI ĐÂY.