Tại Việt Nam, thoái hóa đốt sống cổ có thể gặp ở hơn 25% số người cao tuổi và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Con số này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Vậy thoái hóa đốt sống cổ gây ra những triệu chứng gì? Cách phòng tránh bệnh ra sao? Bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ được hiểu theo đúng như tên gọi của nó. Đó là tình trạng thoái hóa và suy giảm hoặc mất dần chức năng của các đốt sống cổ, khớp, dây chằng và các bao hoạt dịch ở vùng này. Hậu quả dẫn tới sự mất linh hoạt trong vận động và thường xuyên bị đau nhức vùng cổ. Về mặt giải phẫu sinh học, đốt sống cổ bao gồm các đốt từ C1 tới C7. Khi một hoặc nhiều đốt sống trong hệ thống này bị thoái hóa hoặc tổn thương sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa.
Lão hóa là yếu tố chính gây ra bệnh lý này. Ở phần lớn những người trên 50 tuổi, các đĩa đệm giữa các đốt sống bắt đầu có dấu hiệu xốp đi và cung cấp ít đệm hơn. Xương và dây chằng dày lên, lấn chiếm không gian của ống sống. Do đó, đối tượng hay gặp phải tình trạng này thường là những người cao tuổi, khoảng trên 75 tuổi.
Tuy nhiên, dưới tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế và việc thay đổi thói quen vận động khiến cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trẻ hóa. Một số trường hợp ngoài 35 tuổi đã có những biểu hiện của tình trạng này. Đây là thực trạng rung lên hồi chuông cảnh báo đối với tất cả những người trẻ chúng ta.
2. Triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bạn có thể đánh giá và nhận định mình có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ hay không dựa vào những triệu chứng sau đây:
- Cứng và đau cổ.
- Thường xuyên bị đau đầu.
- Đau ở vai hoặc cánh tay.
- Giảm hoặc không còn khả năng quay đầu hoàn toàn hay gập cổ. Tình trạng này đôi khi gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe hoặc điều khiển phương tiện giao thông.
- Xuất hiện tiếng kêu hoặc nghe thấy các khớp rời rạc khi quay vùng cổ.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn hoặc không điển hình bao gồm chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, buồn nôn, khó chịu ở bụng hoặc hệ thống GI, ù tai, mờ mắt và các vấn đề về trí nhớ (chứng mất trí nhớ). Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đau cổ mãn tính do thoái hóa đốt sống cổ có liên quan đến bệnh lý tăng huyết áp (bệnh lý mãn tính phổ biến ở người già).
Các triệu chứng của căn bệnh thoái hóa có xu hướng cải thiện khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức và khó chịu nhất vào thời điểm sáng sớm và cuối ngày. Mặt khác khi tình trạng thoái hóa tiến triển nặng và gây áp lực lên tủy sống, nó có thể gây ra các bệnh lý về tủy với một số dấu hiệu như: tê tay, cánh tay không có lực, đi lại khó khăn hoặc xuất hiện các phản xạ bất thường.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
3.1. Do vận động sai tư thế
Việc ngồi một chỗ quá lâu do tính chất công việc hoặc ngồi sai tư thế cũng là yếu tố khiến cho các đốt sống cổ bị tổn thương hoặc sai lệch cấu trúc. Ngoài ra, tình trạng này cũng sẽ xảy ra khi chúng ta lười vận động hoặc thường xuyên phải lao động, mang vác vật nặng.
3.2. Ảnh hưởng của vấn đề tuổi tác
Lão hóa là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ. Theo thời gian, chức năng của các cơ quan trong cơ thể dần suy giảm, việc tổng hợp canxi bị thiếu hụt dẫn tới sự bào mòn của các đốt sống. Thêm vào đó, sự tái tạo các mô sụn mới và các tổ chức lân cận không được tổng hợp đầy đủ, dẫn tới hậu quả làm cho các đốt sống cổ ngày càng rời rạc và thoái hóa.
Tuy nhiên, thực trạng này còn đáng lo ngại hơn khi các đốt sống phải chịu rất nhiều áp lực hằng ngày. Qua nhiều năm, điều này có thể làm thay đổi các cấu trúc khác nhau của cột sống. Ngay cả trước khi bạn chưa gặp phải các triệu chứng của căn bệnh thoái hóa (như đau hoặc cứng khớp) thì rất có thể các cấu trúc bên trong của đốt sống đã bị thoái hóa.
3.3. Vai trò của di truyền học
Các gen của bạn cũng có thể gây ra chứng thoái hóa đốt sống cổ. Các khớp và đĩa đệm có thể bị hao mòn quá mức do những gen này. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn đã có người bị thoái hóa đốt sống, hãy cẩn trọng và thường xuyên theo dõi sức khỏe để có phương pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và cách điều trị hiệu quả.
4. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Qua những thông tin về bệnh học mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, chúng ta cần nhận định rằng bệnh lý thoái hóa là một vấn đề mãn tính. Bệnh lý này liên quan tới sự mất dần hoặc thay đổi chức năng vĩnh viễn của các cấu trúc sụn khớp.
Do đó, việc điều trị hoặc áp dụng các phương pháp can thiệp phẫu thuật sẽ chỉ góp phần tác động hỗ trợ làm giảm tổn thương và cải thiện những triệu chứng khó chịu mà bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ gây ra cho người bệnh. Đồng thời, cũng do thoái hóa là bệnh mãn tính nên vấn đề điều trị thường mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.
5. Những lời khuyên của chuyên gia trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Để thực hiện được mục tiêu giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tập luyện và xây dựng lối sống lành mạnh, có lợi cho vùng cổ. Hiện nay, các phương pháp vật lý trị liệu và các thuốc Tây y giảm đau đang cho thấy những hiệu quả cải thiện tích cực, giúp mang lại sự thoải mái tức thì đối với người bệnh.
Tuy nhiên, việc sử dụng dài ngày các thuốc nhóm này lại thường gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa và các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, ở giai đoạn duy trì, các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để vừa mang lại hiệu quả cải thiện xương khớp lại vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc Tây y.
Xương khớp Luân Thành là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Với sự kết hợp hoàn hảo của Glucosamine ngoại sinh cùng 11 vị dược liệu quý, sản phẩm mang tới hiệu quả cải thiện rõ rệt. Xương khớp Luân Thành giúp bổ sung chất nhầy dịch khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, bảo vệ khớp và cải thiện sự linh hoạt trong vận động của các khớp. Để hiểu rõ về cơ thể tác động và những ưu điểm nổi bật của sản phẩm, bạn đọc có thể tham khảo TẠI ĐÂY.