Những nguyên nhân và hướng xử lý khi trẻ bị sưng lợi

Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải các vấn đề răng miệng, điển hình là hiện tượng sưng lợi. Hiện tượng này xảy ra đa phần là do thói quen và cách vệ sinh răng miệng của trẻ chưa tốt. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp trẻ bị sưng lợi do nguyên nhân bệnh lý. Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ có dấu hiệu bị sưng lợi.

1. Trẻ bị sưng lợi do nguyên nhân nào?

Tình trạng trẻ bị sưng lợi đi kèm với chảy máu chân răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân mà trẻ em thường gặp phải, gây ra tình trạng sưng lợi:

1.1. Trẻ bị sưng lợi do bàn chải đánh răng

Khi trẻ sử dụng bàn chải đánh răng không đúng cách, ví dụ như lông bàn chải quá cứng, kích thước quá lớn, chải quá mạnh… trẻ sẽ có thể bị chảy máu, trầy xước vùng nướu răng. Điều này gây nên những tổn thương và sưng vùng lợi. Nếu thấy trẻ hay bị chảy máu khi đánh răng cha mẹ cần chú ý đổi loại bàn chải phù hợp hơn và hướng dẫn bé chải đúng cách.

Trẻ bị sưng lợi
Trẻ bị sưng lợi

1.2. Trẻ bị sưng lợi do thói quen chăm sóc răng miệng

Khi không được bố mẹ hướng dẫn kiến thức chăm sóc răng miệng, trẻ thường không có ý thức tự giác, hoặc không biết đánh răng đúng cách. Việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách có thể tích đọng thức ăn dư thừa lâu trong kẽ răng, tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển. Từ đó răng của trẻ dễ bị viêm nhiễm, lợi bị sưng và dẫn đến nhiều bệnh lý nha khoa nếu để thời gian quá lâu.

Để hình thành cho trẻ thói quen tự chăm sóc răng miệng, bố mẹ cần đồng hành và hướng dẫn cho bé từ sớm. Cần đặc biệt lưu ý, không nên cho trẻ ăn đồ ngọt nhiều đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi đánh răng. Bởi điều đó khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây rối loạn giấc ngủ cho bé. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ ngọt cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng sâu răng.

1.3. Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết

Một số trường hợp bố mẹ hay cho trẻ bỏ qua trái cây và rau trong chế độ ăn uống, dẫn tới sự thiếu hụt vitamin C. Đây là nguyên nhân gây ra sưng, viêm nướu răng. Bên cạnh đó việc thiếu hụt dưỡng chất Vitamin K, B2 và kẽm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm lợi, đi kèm chảy máu chân răng.

Trẻ lười ăn rau
Trẻ lười ăn rau

1.4. Viêm lợi

Tình trạng trẻ bị viêm lợi xảy ra rất phổ biến và cũng có rất nhiều dạng viêm lợi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm lợi là do sự tích tụ của các mảng bám chứa các vi khuẩn trên răng, sản sinh độc tố, làm tổn thương nướu răng.

  • Viêm lợi do mọc răng: Đây là hiện tượng bình thường của trẻ trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường bị viêm sưng lợi. Cách nhận biết tình trạng này đó là phần lợi bị sưng, chân răng nhú lên, trẻ có thể bị khó chịu, mệt mỏi và sốt.
  • Viêm lợi do nhiễm trùng: Đôi khi do vệ sinh sai cách mà vi khuẩn tích tụ sẽ khiến trẻ có biểu hiện sưng lợi có mủ, đau do nhiễm trùng.

Viêm lợi có thể dẫn tới biến chứng bao gồm:

  • Lợi bị sưng đi kèm với tình trạng đau nhức, chảy máu.
  • Lợi có màu sắc bất thường.
  • Xuất hiện các đốm trắng, mảng bám trên nướu.
  • Trẻ có biểu hiện sưng má, miệng có mùi hôi.
  • Gây biến chứng sâu răng, viêm tủy.
Trẻ bị viêm lợi
Trẻ bị viêm lợi

1.5. Nhiệt miệng khiến trẻ bị sưng lợi

Khi trẻ ăn quá nhiều đồ cay, nóng trong người thường gây nhiệt miệng. Điều này kết hợp với vi khuẩn tấn công, trẻ sẽ dễ gặp tình trạng viêm nướu răng và bị sưng lợi. Lúc này, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mát, thực phẩm giải nhiệt, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.

Xem thêm: Bật mí cách chữa sưng lợi tại nhà đơn giản bạn nên biết.

2. Cách xử lý khi trẻ bị sưng lợi

Hầu hết các triệu chứng khi trẻ bị sưng lợi đều có thể được cải thiện, giảm thiểu và ngăn chặn được nếu có sự chú ý và phát hiện, xử lý sớm của phụ huynh. Các bậc phụ huynh nên áp dụng những biện pháp sau để có thể khắc phục tình trạng sưng lợi cho trẻ:

2.1. Hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

Hướng dẫn và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Cho trẻ sử dụng kem đánh răng và loại bàn chải đánh răng riêng dùng cho trẻ em, đặc biệt là kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho sự phát triển răng, lợi của trẻ. Thay bàn chải 3 tháng 1 lần để đảm bảo vi khuẩn không tấn công răng của trẻ.

Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách
Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách

2.2. Áp dụng thực đơn phù hợp cho trẻ bị sưng lợi

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, bổ sung Vitamin C và các vitamin nhóm B, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và làm lành nhanh mô nướu bị tổn thương. Hạn chế ăn các món ăn vặt, đồ ăn ngọt vì những món ăn này có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mảng bám.

2.3. Lấy cao răng thường xuyên

Cho trẻ lấy cao răng 6 tháng một lần nếu đã mọc đủ răng vĩnh viễn để ngăn ngừa tình trạng mảng bám cứng gây viêm nhiễm lợi.

2.4. Thăm khám răng lợi định kỳ

Đưa trẻ tới khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu tình trạng sưng, viêm lợi của trẻ nặng hơn và đi kèm chảy máu chân răng hay các biến chứng khác, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ đưa ra chẩn đoán cùng hướng điều trị.

Thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳ

Như vậy, Y dược Luân Thành đã cùng các bạn tìm hiểu về những nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi cũng như đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc luôn duy trì sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình!