Táo bón lâu ngày là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi tình trạng táo bón xảy đến với trẻ sẽ khiến các bé quấy khóc và khiến cha mẹ lo lắng. Vậy đâu là cách nhận biết tình trạng táo bón lâu ngày và cách điều trị táo bón ở trẻ? Để có được phương pháp giải quyết tình trạng này một cách tốt nhất, bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Làm thế nào để nhận biết tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em?
Để phát hiện tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ, phụ huynh nên chú ý tới số lần trẻ đi đại tiện. Với trẻ sơ sinh, nếu các bé đi đại tiện từ 2 lần mỗi ngày là bình thường. Còn đối với các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi, nếu các em đại tiện dưới 3 lần/tuần và dưới 2 lần/tuần với trẻ từ 1 tuổi trở lên thì các bé có nguy cơ rất cao bị táo bón. Ngoài ra, các mẹ có thể quan sát tình trạng phân của bé. Những trẻ bị táo bón thường đi nặng phân rắn, khó rặn.
2. Những ảnh hưởng mà trẻ có thể gặp phải khi bị táo bón lâu ngày
Táo bón lâu ngày là tình trạng khá nguy hiểm nếu cha mẹ không có cách điều trị kịp thời cho trẻ. Lý do là bởi khi bị táo bón, phân sẽ khô cứng khiến hậu môn của trẻ bị chảy máu, nứt kẽ. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra và hậu môn không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón sẽ khiến cho hậu môn bị đau khi đi ngoài. Lâu dần sẽ hình thành tâm lý sợ đi đại tiện ở trẻ, khiến phân không được thải ra ngoài, gây co thắt cơ vòng ở trẻ. Ngoài ra, các bé bị táo bón thường bị chướng bụng, khó chịu, khóc đêm khiến ba mẹ không khỏi phiền lòng. Không chỉ vậy, táo bón lâu ngày cũng là nguy cơ khiến trẻ chán ăn, lười ăn, tiêu hóa kém. Nếu tình trạng không được xử lý kịp thời, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương và suy giảm hệ miễn dịch.
3. Những nguyên nhân khiến trẻ thường gặp phải tình trạng táo bón lâu ngày
3.1. Do dinh dưỡng không hợp lý
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ là do một chế độ ăn thiếu chất xơ, ít rau của quả và thừa lượng đạm. Bên cạnh đó, một số trẻ có thói quen lười uống nước khiến cho phân đặc, rắn gây táo bón. Ngoài ra, các mẹ có biết việc trẻ dùng sữa công thức cũng có thể bị táo bón. Lý do là bởi các thành phần trong sữa không phù hợp hoặc công thức mà các mẹ pha sữa cho bé không đúng.
3.2. Do phình đại tràng bẩm sinh
Phình đại tràng bẩm sinh là căn bệnh khiến đại tràng khó co thắt, làm chất thải khó lưu thông để thải phân.
Xem thêm: Khi bị táo bón nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa?
3.3. Do cơ thành bụng yếu
Cơ thành bụng yếu cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày. Cơ thành bụng chính là bộ phận đảm nhận chức năng giúp nhu động ruột được điều hòa, hình thành phản xạ đẩy phân ra ngoài.
3.4. Do rối loạn khuẩn đường ruột
Rối loạn đường ruột là bệnh lý mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lý do bởi do các bé thường được cho sử dụng kháng sinh để giảm điều trị bệnh tiêu chảy, viêm họng, hay viêm phổi. Quá trình sử dụng kháng sinh có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn, gây nên tình trạng táo bón.
3.5. Do tâm lý trẻ yếu
Một số trẻ có thói quen chỉ đi đại tiện ở nhà và không đồng ý đi đại tiện tại những nơi lạ. Ngoài ra, có một số bé sợ nhà vệ sinh tại trường học, sợ giáo viên hoặc sợ đau hậu môn mà không dám rặn. Đây cũng là những nguy cơ khiến tình trạng táo bón ở trẻ ngày một nặng hơn.
4. Những phương pháp cải thiện tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em
4.1. Bổ sung nước cho các bé
Để giúp trẻ đi vệ sinh một cách dễ dàng và không bị táo bón, các mẹ nên bổ sung nước cho con. Phụ huynh có thể hình thành cho các con thói quen uống một cốc nước ấm ngay khi thức dậy, như một cách để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm táo bón cho trẻ.
4.2. Bổ sung thêm món ăn sử dụng các loại rau xanh
Bên cạnh đó, phụ huynh nên lưu ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Đây là phương pháp giúp bổ sung chất xơ cho trẻ, giúp nhuận tràng, đi vệ sinh dễ. Có một số trẻ không thích ăn rau, các mẹ có thể chế biến đa dạng món ăn và trình bày đẹp mắt để kích thích trẻ ăn nhiều rau. Các mẹ cũng có thể xay sinh tố hoa quả để các con tăng ham muốn uống nước trái cây hơn.
4.3. Mát-xa bụng cho bé
Khi con bị táo bón, các mẹ có thể dùng phương pháp mát-xa bụng cho bé, giúp bé thoải mái và giảm táo bón. Các mẹ chú ý xoa bụng con theo chiều ngược chiều kim đồng hồ và dọc theo khung đại tràng để kích thích nhu động ruột của con.
Xem thêm: Bật mí cách chữa táo bón dân gian đơn giản và hiệu quả tại nhà.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn các cách giúp giảm tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ. Chúc các mẹ có thể tìm ra cách hiệu quả nhất để phòng ngừa hoặc giảm tình trạng khó đi ngoài cho các con yêu, để các bé vui vẻ nô đùa, ăn uống.