Hiện nay, có rất nhiều giải pháp khắc phục triệu chứng của bệnh chàm giai đoạn mãn tính. Ngoài sử dụng thuốc Tây y thì các bài thuốc dân gian cũng được đánh giá cao về hiệu quả. Bằng việc lựa chọn đúng cách điều trị bệnh chàm mãn tính, người bệnh sớm khôi phục được sức khỏe làn da, ngăn ngừa tái phát.
Mục lục bài viết
Phương pháp chữa trị bệnh chàm mãn tính bằng Tây y
Phương pháp Tây y sử dụng các dòng thuốc uống, thuốc bôi sẽ có tác dụng điều trị bệnh chàm nhanh chóng. Thế nhưng, một số loại thuốc lại có những tác dụng phụ nhất định. Do vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc bôi ngoài da chữa trị chàm
Đối người bệnh có diễn biến ở mức độ nhẹ, người bệnh còn được bác sĩ chỉ định sử dụng nguyên thuốc bôi là có thể cải thiện bệnh, không cần đến thuốc uống. Nhóm thuốc bôi này cũng sẽ có tác dụng mau chóng, khiến người bệnh giảm nhanh triệu chứng đau rát, ngứa ngáy.
- Thuốc mỡ corticoid: Ở các giai đoạn bán và cấp tính, những vùng da bị tổn thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. Tuy vậy, đến giai đoạn mãn tính, nguy cơ bị nhiễm khuẩn giảm đi vì vùng da bị ảnh hưởng có độ dày đáng kể. Chỉ cần sử dụng một loại thuốc bôi đó là thuốc mỡ corticoid cũng có hiệu quả điều trị tốt.
- Thuốc mỡ có thành phần axit salicylic: Các hoạt chất có trong loại thuốc bôi này sẽ có chức năng làm mỏng lớp sừng để chúng mềm và bong ra. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ để sát trùng nhẹ, tránh tình trạng nhiễm khuẩn và làm dịu vùng da bị tổn thương do chàm.
- Thuốc mỡ Goudron: Loại thuốc này được nhiều người biết đến bởi màu sắc đặc trưng khi bôi lên da. Với thành phần từ nhựa thực vật, thuốc mỡ Goudron sẽ nhanh chóng loại bỏ phần cộm cứng và khử O2 ở những vùng da gặp thương tổn.
Thuốc uống chữa chàm mãn tính
Đối với trường hợp bệnh nặng hơn, thuốc uống chính là giải pháp tối ưu. Một số dòng thuốc uống được sử dụng trong điều trị bệnh chàm mãn tính như:
- Nhóm thuốc kháng histamin: Với khả năng ức chế histamin, các loại thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm đi cảm giác ngứa ngáy và giảm đáng kể tổn thương trên những vùng da bị ảnh hưởng.
- Nhóm thuốc chứa corticoid: Theo các bác sĩ chuyên khoa, loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong những trường hợp bệnh chàm có mức độ bùng phát nghiêm trọng. Dù thuốc điều trị hiệu quả tình trạng viêm nhiễm, dị ứng và có khả năng ức chế miễn dịch nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro cao.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Hai loại kháng sinh thường dùng cho những người bị chàm mãn tính là Tetracyclin và Erythromycin. Tuy nhiên, với kháng sinh, điều quan trọng là người bệnh phải sử dụng đủ liều, không được bỏ ngang thuốc. Việc không uống đủ liều sẽ khiến thuốc không có tác dụng, gây ra việc nhờn thuốc ở những lần sử dụng sau.
>>> Ngoài những phương pháp hỗ trợ điều trị, các bạn cũng nên tham khảo những cách phòng chống bệnh chàm để hạn chế sự tái phát nhé. Link bài viết tham khảo: https://yduocluanthanh.com/cach-phong-chong-benh-cham-vao-mua-dong/
Cách điều trị bệnh chàm mãn tính bằng thuốc dân gian
Dưới đây là một số bài thuốc điều trị chàm mãn tính với những nguyên liệu dân gian rất dễ sử dụng. Những bài thuốc này có thành phần từ thiên nhiên nên hoàn toàn lành tính, không gây tác dụng phụ hay những rủi ro, nguy cơ như một số loại thuốc Tây y.
Bài thuốc chữa chàm mãn tính với lá trầu không
Sở hữu vị cay nồng, tính ấm, lá trầu không là nguyên liệu quen thuộc của các bài thuốc dân gian trị bệnh ngoài da. Bài thuốc với lá trầu không sẽ hạn chế tối đa mầm bệnh, vi khuẩn tấn công, đồng thời giảm sưng, viêm và ngăn ngừa nấm. Có 2 cách thực hiện bài thuốc cụ thể như sau:
Cách 1: Dùng tinh dầu lá trầu không
- Hái một nắm lá trầu không, rửa sạch, để ráo nước và vò nát như khi vò lá rau ngót, rau bí.
- Nên vệ sinh sạch vùng da bằng nước hay dung dịch nước muối trước khi điều trị.
- Để tinh dầu thấm lên da, người bệnh lấy từng chiếc lá xoa nhẹ lên những vùng da gặp thương tổn.
- Thực hiện như vậy trong khoảng ít nhất 15 phút để tinh dầu có thể phát huy tác dụng lên vùng da bị chàm và vệ sinh sạch lại với nước.
Cách 2: Dùng nước cốt lá trầu không
- Rửa sạch cho hết bụi bẩn và hòa một chút muối vào chậu nước để ngâm cho lá trầu sạch hoàn toàn.
- Người bệnh có thể xay, giã nhuyễn lá và vắt lấy để lấy nước cốt của lá.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị thương bằng nước ấm, để khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm để thấm. Nếu vùng da không được làm sạch sẽ dễ gây nhiễm khuẩn.
- Dùng khăn mỏng hoặc các loại bông tẩy trang, bông y tế để thấm ướt nước cốt và chấm nhẹ lên những vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm.
- Thực hiện phương pháp này thường xuyên để tăng tính hiệu quả.
Bài thuốc chữa trị bệnh chàm mãn tính với nghệ
Hoạt chất curcumin có trong củ nghệ tươi sẽ giúp người bệnh chàm mãn tính có thể cải thiện và phục hồi những vùng da bị tổn thương ngay tại nhà. Nghệ cũng là loại nguyên liệu có giá thành rẻ và dễ tìm mua ở bất cứ đâu. Cách điều trị bệnh chàm mãn tính với nghệ như sau:
- Nghệ tươi đem rửa và cắt miếng rồi đem đi xay hoặc giã nhuyễn. Nghệ vốn có nhiều nước nên không cần phải thêm nước khi xay mà vẫn có đủ lượng nước cốt để dùng.
- Thoa phần nước cốt lên vùng da bị chàm sau khi rửa sạch sẽ. Người bệnh nên kiên trì thực hiện đều đặn 2-3 lần một ngày trong khoảng 1 tuần để bài thuốc phát huy tác dụng.
Dưa leo chữa chàm mãn tính
Dưa leo (dưa chuột) là thực phẩm chứa hàm lượng nước cao, giàu vitamin và các khoáng chất có tác dụng dưỡng ẩm, làm đẹp da, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị thương tổn trên da. Không những thế, dưa leo còn có tác dụng kháng viêm rất tốt, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc của bệnh chàm.
Cách sử dụng dưa leo trong điều trị chàm:
- Chuẩn bị dưa, đem rửa sạch (nên ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn).
- Thái lát mỏng dưa leo, để vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút.
- Làm sạch vùng da bị thương và lau khô bằng khăn mềm.
- Đắp dưa leo lên vùng da bị thương và để nguyên trong 15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da rồi rửa lại với nước.
- Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày để đạt kết quả nhanh chóng.
Một số cách điều trị bệnh chàm mãn tính bằng mẹo dân gian khác
Ngoài một số phương pháp kể trên, còn có rất nhiều những bài thuốc dân gian khác trong điều trị chàm có thể áp dụng ngay tại nhà như:
- Sử dụng lá khúc tần, lá trà xanh, lá khế, lá ổi… đem sắc lấy nước và ngâm rửa vùng da bị thương.
- Sắc ích mẫu và cành dâu tằm để lấy nước uống.
- Thoa dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị chàm.
- …
Trên đây là những phương pháp điều trị bệnh chàm mãn tính phổ biến nhất, có hiệu quả tốt được nhiều người bệnh áp dụng. Mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm riêng nên trước khi lựa chọn cách điều trị cho mình, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng. Dù là phương pháp nào, người bệnh cũng cần nắm rõ mức độ nghiêm trọng để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. Chi tiết những kiến thức liên quan đến bệnh chàm, tham khảo ngay tại đây.