Bệnh vảy nến mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bị vảy nến ở mặt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do ở vị trí nhạy cảm. Đặc biệt, đối tượng phụ nữ và trẻ em gái sẽ thấy tự ti nhiều hơn. Sau đây sẽ là một vài thông tin cần thiết mà mỗi chúng ta cần trang bị để có thể xua tan nỗi lo mặc cảm do bệnh vảy nến gây ra.
Mục lục bài viết
Bệnh vảy nến da mặt là gì?
Bị bệnh vảy nến da mặt là một bệnh ngoài da ngày càng có xu hướng gia tăng. Các tổn thương trên da mặt thường là các vết sưng đỏ, có vảy trắng gây ngứa và chảy máu.
Các dấu hiệu thường gặp là da mặt đỏ lên thành từng mảng với kích thước 2-3 cm, trên bề mặt da là những lớp sừng dày, lớp vảy như vảy cá và lớp vảy hồng như vảy nến. Lúc này da mặt sẽ cực kỳ khô và xuất hiện những tổn thương như chảy máu gây viêm nhiễm.
Vị trí dễ mắc bệnh trên mặt là:
- Lông mày
- Quanh miệng hay mũi
- Tai
- Mắt
Nguyên nhân bị vảy nến ở mặt
Đến nay, bệnh vảy nến nói chung và vảy nến trên da mặt nói riêng vẫn chưa có nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh xuất phát do hệ miễn dịch bị rối loạn. Trong cơ thể, tế bào lympho T có chức năng nhận diện virus, vi khuẩn có hại xâm nhập. Khi mắc bệnh các tế bào này không làm được đúng nhiệm vụ này nữa đồng thời tấn công ngược lại các tế bào da bình thường khác. Các tế bào da bị chết đi liên tục sẽ tạo ra lớp sừng.
Ngoài ra, trên lâm sàng bệnh được phát hiện do một số yếu tố:
- Do di truyền: Gia đình có người mắc bệnh thì con của họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Thay vì tấn công các tế bào lạ xâm nhập thì hệ miễn dịch tấn công chính tế bào da gây tổn thương.
- Nhiễm khuẩn: Khi da đã bị tấn công tạo thành các tổn thương thì việc không vệ sinh sạch sẽ rất dễ làm tình trạng trầm trọng hơn.
- Cơ thể mệt mỏi: Tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, ngủ không đủ giấc cũng dễ gây mắc bệnh vảy nến.
- Ánh nắng: Khi da mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên cũng tạo điều kiện hình thành các nốt vảy nến.
- Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh vảy nến da mặt là: lạm dụng thuốc, béo phì, thiếu hụt vitamin D, thói quen hút thuốc lá, tiền sử da nhạy cảm.
Bị vảy nến trên mặt ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh ra sao?
Bệnh vảy nến ở mặt không hề nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh do chỉ là bệnh ngoài da thông thường. Khi phát hiện kịp thời, điều trị sớm thì bệnh cải thiện rất nhanh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan không kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì sẽ để lại những hậu quả đáng buồn như:
- Tâm lý: Do bệnh xuất hiện ở vị trí nhạy cảm nên sẽ gây ra cảm giác tự ti, mặc cảm dẫn đến trầm cảm.
- Tăng huyết áp: Có khoảng 20% người bị vảy nến ở mặt có nguy cơ tăng huyết áp.
- Bệnh tiểu đường và béo phì: Tác dụng không mong muốn có thể gây ra do dùng thuốc điều trị vảy nến là tăng đường huyết và béo phì.
- Bộ phận liên quan: Khi bị vảy nến ở mí mắt sẽ gây khô mắt, ngứa và ảnh hưởng đến đồng tử dẫn đến suy giảm thị lực.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến da mặt hiệu quả
Da mặt vừa nhạy cảm vừa yếu hơn các vị trí khác trên cơ thể nên khi điều trị cần hết sức cẩn trọng để hạn chế ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Theo các chuyên gia da liễu, hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh vảy nến. Một số phương pháp thường áp dụng trong điều trị vảy nến ở mặt là:
Các loại thuốc bôi ngoài da
Đa số các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến da mặt đều có tác dụng kiểm soát tế bào phát triển, cung cấp độ ẩm cho da, tiêu vảy sừng và ngăn chặn tổn thương da. Đó là:
- Thuốc chứa corticosteroid có nồng độ thấp: Tác dụng của thuốc rất nhanh, dịu các vết sưng, đỏ trên da. Tuy nhiên, chỉ nên dùng vài lần trong tuần, nghiêm cấm sử dụng lâu dài do thuốc có thành phần làm mòn da.
- Vitamin D tổng hợp: Có tác dụng kiềm chế sự phát triển của tế bào, cần theo dõi sát sao da khi dùng do chúng có thể gây kích ứng da.
- Retinoids (vitamin A): Có tác dụng làm giảm vảy, tình trạng sưng, viêm.
- Thuốc mỡ Crisaborole: Đây là dược phẩm được FDA phê chuẩn trong điều trị bệnh chàm da hoặc vảy nến nhờ vào tác dụng giảm viêm.
- Coal tar (dẫn xuất của than đá): Thuốc có nhiều dạng như: Gel, kem, dầu gội đầu… với công dụng chính là kháng khuẩn, chống ngứa, kháng sinh trùng và kháng lại sự tăng sinh của tế bào sừng và tế bào gai.
- Lotion, kem dưỡng ẩm: Có tác dụng cải thiện vùng da khô, giảm ngứa và lớp vảy cũng được cải thiện mềm rõ rệt.
- Axit salicylic: Là thuốc không cần kê đơn được sử dụng rộng rãi trong điều trị vảy nến và những bệnh về da. Thường được chỉ định kết hợp với Coal tar hay steroid để đẩy nhanh quá trình điều trị.
>>> Ngoài ra các bạn có thể áp dụng chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học để có được hiệu quả nhanh chóng.
Phương pháp quang trị liệu dành cho người bị vảy nến ở mặt
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến da mặt, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp quang trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng tia bức xạ tia sáng chiếu vào da nhằm cải thiện các triệu chứng. Đồng thời, liệu pháp này còn có tác dụng kích thích da tổng hợp vitamin B, ngăn chặn các tế bào phát triển nhằm cải thiện tình trạng bệnh.
Một số liệu pháp tự nhiên điều trị bệnh vảy nến da mặt
Trong một số trường hợp, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bệnh nhân có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong dân gian để hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến trên da mặt. Đó là:
- Giấm táo: Trộn hỗn hợp gồm 2 thìa giấm táo và 2 thìa sữa tươi bôi lên vùng da bị vảy nến, thư giãn 30 phút sau đó rửa sạch với nước. Nên sử dụng thường xuyên để da được cải thiện.
- Nha đam: Lấy phần gel bên trong lá thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến nhằm dưỡng ẩm. Nên thực hiện mỗi ngày đến khi triệu chứng được cải thiện.
- Trị vảy nến bằng dầu dừa: chi tiết phương pháp, tham khảo thêm tại đây.
Đẩy lùi bệnh vảy nến da mặt ra khỏi cuộc sống, có khó không?
Sẽ không quá khó khi bệnh nhân tuân thủ y lệnh điều trị của chuyên gia, tích cực cải thiện lối sống, cải thiện môi trường sống lành mạnh, khoa học. Một số gợi ý hữu ích:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám theo lịch hẹn.
- Luôn chú ý giữ da mặt sạch sẽ, bảo vệ da trước ánh nắng bằng đeo khẩu trang và kính râm.
- Cải thiện chế độ ăn bằng việc bổ sung các rau xanh, hoa quả giàu vitamin A, C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng.
- Duy trì chế độ tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng.
- Cần kiêng hoặc hạn chế tối đa các loại thịt đỏ, chế phẩm sữa, rượu, bia, thuốc lá.
Bị bệnh vảy nến ở mặt được biết đến là bệnh lý ngoài da gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng để chữa trị bệnh vảy nến da mặt đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì, giữ tâm lý thoải mái. Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp dùng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp kiểm soát triệt để và kéo dài thời gian tái phát bệnh vảy nến ở da mặt.