Mề đay là một bệnh da liễu phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mắc phải nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bị nổi mề đay liên tục gây ngứa rất khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Mục lục bài viết
Tại sao nổi mề đay?
Hiện nay, môi trường đang trở nên ô nhiễm, nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày cũng bị ảnh hưởng dẫn đến những bệnh lý về da ngày càng gia tăng và việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.
Tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện do các nguyên nhân:
- Do dị ứng thức ăn: Người có cơ địa nhạy cảm hay hệ miễn dịch suy giảm thường bị dị ứng với các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, hải sản …
- Do dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mề đay là do mẫn cảm với các thành phần của thuốc như Aspirin, thuốc kháng sinh,..
- Do côn trùng cắn: Nhiều loại côn trùng có lọc độc có thể gây ra mẩn ngứa
- Do dị ứng hóa mỹ phẩm: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất cũng làm tăng nguy cơ bị mề đay mẩn ngứa.
- Do di truyền: Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có cả bố mẹ bị bệnh thì khả năng bị bệnh sẽ cao gấp 2 lần người bình thường.
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do mắc một bệnh lý nào đó cũng có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa như Lupus ban đỏ…
Vậy khi bị nổi mề đay liên tục phải làm sao?
Do không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp gây ra nổi mề đay nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Khi mắc bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ. Đồng thời hãy tham khảo một số cách phòng ngừa sau đây:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn môi trường xung quanh nhằm hạn chế sự tồn tại của những loại ký sinh trùng như: chấy, rận, bọ chét, mạt nhà,…
- Nếu đã hiểu được cơ thể mình dị ứng với điều gì thì nên cảnh giác tối đa.
- Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ làm da bị khô dẫn đến nguy cơ nổi mề đay liên tục.
- Tránh mặc những trang phục làm từ chất liệu vải dễ kích ứng da như len, da lộn,… và không mặc đồ quá chật để tránh cọ xát.
- Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa.
- Người bị nổi mề đay liên tục do dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc an toàn, thuốc đau nhức xương… nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi thuốc.
- Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc tránh stress.
- Bổ sung các sản phẩm thanh mát, giải nhiệt như: bí đao, củ cải, mướp đắng, các loại nước ép cà rốt, cam, bưởi….
>>> Tìm hiểu thêm cách chữa nổi mề đay tại nhà.
Các phương pháp chữa trị bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay khi kéo dài liên tục sẽ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu trong cuộc sống hàng ngày dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị nổi mề đay chỉ có khả năng làm giảm tổn thương trên da, cải thiện triệu chứng ngứa và ngăn tình trạng lan tỏa rộng ra các vùng da xung quanh.
Các loại thuốc Tây dành cho bệnh mề đay
Một số loại thuốc được chỉ định, bao gồm:
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc bôi và thuốc uống chứa corticoid
- Thuốc ứng chế miễn dịch
- Thuốc kháng leukotriene
- Thuốc Omalizumab
Điều trị nổi mề đay liên tục bằng Đông y
Việc sử dụng thuốc chỉ mang lại những hiệu quả tạm thời và không thể điều trị dứt điểm mề đay liên tục. Do đó hiện nay đa số các bệnh nhân đều có niềm tin dành cho các bài thuốc đông y có nguồn gốc từ dược liệu, thảo dược quý. Theo quan niệm đông y, bệnh dị ứng nổi mề đay là do chứng “phong”, điển hình là thể phong nhiệt, thể phong hàn, thể bất túc. Từ đây, chúng ta cũng thể thấy nguyên nhân gây bệnh cũng được chia riêng biệt thành ngoại nhân (môi trường, thức ăn…) và nội nhân (do tỳ vị, can phế suy yếu, huyết hư gây sùi da, ngứa ngáy). Đặc điểm của các bài thuốc đông y thường chậm mà chắc, chữa bệnh tận gốc, an toàn và ngăn tái phát.
Giảm các triệu chứng của bệnh bằng các phương pháp dân gian
Ngoài việc lựa chọn các sản phẩm điều trị phù hợp, một số phương pháp dân gian sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu những triệu chứng của bệnh một cách đơn giản và an toàn.
- Lá khế: Lá khế có tác dụng thanh nhiệt giải độc và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra lá khế còn giúp làm dịu các vết sưng đỏ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể đun nước lá khế để ngâm hoặc tắm 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.
- Lá kinh giới: Lá kinh giới có vị cay, tính ấm có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh mề đay. Bạn có thể sao nóng lá tía tô và chườm lên vùng da bị thương mỗi ngày sẽ thấy kết quả cải thiện rõ rệt.
- Lá tía tô: Lá tía tô có tính ấm và chứa các hoạt chất có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Uống nước lá tía tô ngày 3 – 5 lần trong khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy kết quả đáng kinh ngạc.
- Nha đam: Trong nha đam có chứa các chất kháng viêm, dưỡng ẩm, nhiều vitamin và khoáng chất giúp da mềm mại, loại bỏ những cơn ngứa ngáy. Chỉ cần bội gel của nha đam lên vùng da bị thương mỗi ngày là bạn có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
- Rau má: Nước rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và dưỡng ẩm da khá tốt, do vậy nước rau má cũng được lựa chọn để hỗ trợ điều trị mề đay.
Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân mề đay liên tục lâu ngày
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp điều trị, bệnh nhân nên kết hợp đồng thời với chế độ chăm sóc đúng cách nhằm giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát được quá trình tiến triển bệnh. Đó là:
- Sử dụng các loại sữa rửa mặt, sữa tắm và dầu gội có độ pH trung tính để làm sạch hàng ngày. Các bạn cũng có thể tham khảo dầu gội sữa tắm Diệp Hồng Nhan, sản phẩm dược liệu dành cho mọi làn da.
- Không dùng tay chà hay gãi vào da khi vết mề đay gây ngứa. Có thể dùng túi lạnh để chườm hay nước mắt để tắm, sử dụng gel nha đam hoặc thuốc giảm ngứa theo kê toa của bác sĩ.
- Khi di chuyển dưới ánh nắng mạnh từ 10 giờ – 16 giờ nên sử dụng kem chống nắng, đeo khẩu trang và mặc áo khoác để bảo vệ da.
- Giữ tinh thần lạc quan và giảm stress.
- Nên tránh việc phải tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng cao.
Bệnh nổi mề đay liên tục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để kiểm soát tốt những tổn thương trên da cũng như hạn chế những vết sẹo gây mất thẩm mỹ, các bệnh nhân cần thăm khám kịp thời và điều trị theo phác đồ của các chuyên khoa da liễu. Các chế độ chăm sóc khoa học, hợp lý và một tinh thần tích cực trong quá trình điều trị cũng góp phần đạt được kết quả điều trị tối ưu.