Bị bệnh vảy nến có chữa được không và các phương pháp kiểm soát bệnh là câu hỏi được đặt ra từ các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Hiện nay, bệnh ngày càng gia tăng gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng việc điều trị thế nào, có dứt điểm được hay không luôn là mối quan tâm lớn của người bệnh. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục bài viết
Tổng quan về bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến (vẩy nến) là bệnh lý ngoài da thể mãn tính. Hiện chỉ có thể khống chế hay kiểm soát chứ chưa thể điều trị dứt điểm. Trước những biến đổi từ khí hậu, thời tiết và lối sống thì vảy nến đang khá phổ biến trong xã hội.
Nguyên nhân của bệnh vảy nến
Cho đến nay, vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể của bệnh vảy nến. Là bệnh biểu hiện ngoài da, nhưng các lý do hình thành bệnh lại từ sâu bên trong có thể. Một vài yếu tố gây nên bệnh vảy nến có thể kể đến như:
- Sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn. Khi hệ miễn dịch suy giảm rối loạn, cơ thể không những không được bảo vệ mà còn có thể bị nhận diện nhầm tế bào của cơ thể là những tế bào lạ, từ đó xảy ra các phản ứng tấn công, tiêu diệt. Từ đó tạo nên các mảng da bong tróc gây bệnh vảy nến.
- Do di truyền: Gia đình có cả bố mẹ cùng mắc vảy nến thì khả năng con họ bị bệnh là khoảng 40%.
- Môi trường sống: Chất độc hại, môi trường ô nhiễm, nguồn nước không vệ sinh…
- Nhiễm khuẩn: Các vết thương ngoài da do trầy xước, các vị trí viêm như họng hay amidan.
- Tâm lý: căng thẳng, mệt mỏi…
- Rối loạn chuyển hóa và nội tiết: Trong cơ thể nếu xảy ra bất kỳ rối loạn nào ở cơ quan nào cũng có thể gây ra bệnh vảy nến.
- Dùng thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc tiểu đường sử dụng không đúng cách sẽ gây ra vảy nến.
Triệu chứng của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là bệnh lý về da khá phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở tuổi trưởng thành. Ở mỗi cơ thể các biểu hiện bệnh cũng rất đa dạng. Một số triệu chứng thường gặp:
- Da sẽ khô do xuất hiện các vết nứt gây ra đau đớn thậm chí có thể chảy máu.
- Bề mặt da sẽ xuất hiện những lớp sừng, vảy màu bạc, xung quanh lớp rìa đỏ hay hồng.
- Cảm giác ngứa, khi gãi sẽ nổi đỏ, vết xước gây lở loét da…
- Các vị trí khớp bị sưng và cứng, có khoảng 25% người bệnh sẽ gặp tình trạng viêm khớp nặng khi vảy nến tiến triển mạnh hơn.
- Các vị trí da mặt da đầu, cùi chỏ, đầu gối, bàn tay, bàn chân, vùng có nếp gấp… là những nơi hay xuất hiện bệnh vảy nến.
Bị bệnh vảy nến có chữa được không?
Bị bệnh vảy nến có chữa được không luôn là vấn đề được quan tâm. Vảy nến mang đến cho người bệnh những ảnh hưởng lớn về sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ. Chính vì vậy, người bệnh luôn muốn chấm dứt chúng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh vảy nến có chữa khỏi hoàn toàn được hay không?
Bệnh vảy nến được kết luận là bệnh mãn tính, hiện nay trên thị trường vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm hoặc khỏi hoàn toàn. Do nhiều nguyên nhân dù khách quan hay chủ quan mà bệnh có thể thuyên giảm hay phát tán rộng hơn. Điều đáng mừng là đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân do phát hiện sớm và áp dụng biện pháp phù hợp, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt và kéo dài được thời gian tái phát.
Một số phương pháp điều trị vảy nến hiện nay
Dưới đây là một số phương pháp thường dùng hiện nay trong điều trị bệnh vảy nến như:
Điều trị tại chỗ
Phương pháp này thường sử dụng kem và thuốc mỡ để điều trị bệnh vảy nến. Thường phù hợp với các tình trạng bệnh từ nhẹ đến trung bình. Một số thuốc hay được sử dụng đó là:
- Thuốc có thành phần corticosteroid (corticoid) sẽ giảm viêm, ngứa. Tuy nhiên khi sử dụng Corticoid điều trị vảy nến dễ dẫn đến những tác dụng phụ gây nguy hiểm nếu không sử dụng thuốc đúng cách.
- Kem có thành phần Salicylic giúp loại bỏ các tế bào chất, vảy.
- Sử dụng kem bôi dẫn xuất của vitamin A là retinoid giúp giảm viêm.
- Tắm nắng trong khung giờ an toàn để tổng hợp vitamin D hoặc sử dụng chất tương tự.
- Dùng kem dưỡng ẩm an toàn để giúp da giảm ngứa, khô.
Biện pháp quang trị liệu
Phương pháp này sử dụng ánh sáng tia cực tím nhằm giúp giảm các triệu chứng vảy nến. Tuy nhiên, phương pháp này thường gây khô da, phát ban và buồn nôn nên bệnh nhân nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.
Phương pháp điều trị toàn thân
Đối với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm. Đó là:
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch Cyclosporin.
- Thuốc làm chậm quá trình hình thành tế bào da và giảm viêm Methotrexate.
- Thuốc dạng uống Retinoid.
Đôi khi, phương pháp điều trị toàn thân sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Vì thế, đa số bệnh nhân lựa chọn sử dụng trong thời gian ngắn và kết hợp cùng với các loại kem bôi hoặc liệu pháp ánh sáng.
Các biện pháp khắc phục tại nhà nhằm cải thiện tình trạng của bệnh vảy nến
Một trong những biện pháp cấp bách và thiết thực đó là thay đổi lối sống. Đây cũng cách hữu hiệu giúp người bệnh loại bỏ những yếu tố nguy cơ. Có một số mẹo mà mọi người nên áp dụng:
- Thân cây lô hội có lớp gel khi bôi lên các vết tổn thương da sẽ giảm đỏ và ngứa.
- Tránh xa các chất kích thích.
- Dùng muối tắm Epsom hoặc bột yến mạch ngâm bồn tắm.
- Dùng bổ sung omega-3 để giảm viêm.
- Dùng kem dưỡng ẩm lành tính hàng ngày để cải thiện da khỏi khô.
>>> Chi tiết những phương pháp chữa bệnh vảy nến tại nhà, các bạn tham khảo tại đây nhé!
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có được câu trả lời chính xác cho “bị bệnh vảy nến có chữa được không?”. Vảy nến là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu lựa chọn đúng các phương pháp điều trị, bệnh nhân sẽ có cơ hội rất cao trong kiểm soát bệnh và kéo dài được thời gian tái phát. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và phương pháp điều trị nhé!