Trẻ em là lứa tuổi có nguy cơ mắc các bệnh về da liễu cao và rất hay gặp phải. Những tác động có thể từ bên trong hay bên ngoài. Ở trẻ, hệ miễn dịch còn non nớt, mong manh nên dễ bị tác động gây tổn thương. Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng xuất hiện tình trạng ngứa, khó chịu và chán ăn thậm chí là quấy khóc nhiều. Vì vậy, cha mẹ và người thân nên quan sát và tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời thăm khám và điều trị.
Mục lục bài viết
Nổi mề đay ở trẻ em là gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em kèm theo hiện tượng phù mạch là hiện tượng của bệnh mề đay. Trẻ em nổi mề đay thường do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và hàng rào bảo vệ da non nớt. Mề đay ở trẻ có thể là cấp tính hay mãn tính và thường phổ biến là mề đay cấp tính.
Hầu hết các ca nổi mề đay ở trẻ em không nghiêm trọng và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng không vì vậy mà cha mẹ có thể chủ quan và bỏ qua việc thăm khám nhé. Một thống kê nhỏ cho kết quả như sau:
- Khoảng 15% trẻ em dưới 10 tuổi có ít nhất 1 lần nổi mề đay cấp tính trong đời.
- Ở các bé gái tỷ lệ mắc cao hơn các bé trai.
- Với các trẻ bị dị ứng, hen suyễn, viêm da dị ứng tỷ lệ nổi mề đay khoảng 20%.
- Khoảng 40% trẻ em bị mẩn ngứa khắp người sẽ kèm theo phù mạch.
Triệu chứng của bệnh mề đay ở trẻ nhỏ
Nổi mề đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể và cảm giác ngứa rất khó chịu. Một số triệu chứng thường gặp là:
- Tình trạng nổi mẩn có thể xuất hiện riêng lẻ hay tạo mảng thường có màu hồng hay đỏ.
- Vùng da nổi mề đay có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh.
- Cảm giác ngứa âm ỉ hoặc dữ dội, nóng rát.
>>> Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Tìm hiểu ngay tại link: https://yduocluanthanh.com/benh-me-day-day-cholinergic/
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ nhỏ
- Dị ứng: Trẻ tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, khói bụi. Các loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng, hải sản,…
- Thời tiết: Nhiệt độ thay đổi trong các dịp giao mùa.
- Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của trẻ non nớt nên thường bị bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, cảm lạnh,… nếu bị nhiễm trùng nặng có thể gây sốt khiến da bị kích thích, nổi ban đỏ và mẩn ngứa.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ là nổi mề đay ở trẻ em như kháng sinh nhóm penicillin, thuốc giảm đau…
- Một số nguyên nhân khác: Do tiếp xúc da với quần áo, vệ sinh không đảm bảo, côn trùng cắn hay các bệnh lý có sẵn như gan, tuyến giáp…
- Cũng có trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân (mề đay vô căn).
Cách điều trị mề đay ở trẻ em
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay là bệnh da liễu thông thường, không lây từ người sang người nên mọi hoạt động vui chơi của bé vẫn diễn ra bình thường.
Phương pháp chữa tại nhà
Trong dân gian, có một số mẹo dùng những loại lá cây rất dễ kiếm để tắm cho bé như: lá khế, trầu không, lá trà xanh, kinh giới, bạc hà, hoa cúc, sài đất,… Hầu hết đều có tác dụng làm dịu da, giảm tổn thương và ngứa.
Lưu ý: Các nguyên liệu đều cần được rửa sạch sẽ và để ráo có thể thêm chút muối vào đun cùng để dung dịch nước tắm được mặn hóa, tính chất sát trùng được tăng lên, săn se lớp da bị tổn thương. Nhiệt độ nước nên để ấm vừa phải tránh kích ứng da của trẻ. Chi tiết cách điều chế và sử dụng, các bạn tham khảo ngay tại đây.
Những biện pháp dùng tại nhà thường có độ an toàn và có thể áp dụng với trẻ nhỏ. Trường hợp bệnh nổi mề đay ở trẻ là cấp tính, các vết mẩn khu trú ở những điểm da nhỏ, các phụ huynh nên áp dụng những cách đơn giản sau đây:
- Nơi nổi mề đay nên thường xuyên được làm sạch bằng khăn bông mềm thấm nước để loại bỏ những dị nguyên như: lông chó, lông mèo, nấm mốc…
- Tắm cho trẻ bằng nước mát nhằm giảm triệu chứng sưng nóng, giảm viêm và cải thiện tình trạng kích ứng da, để tăng tác dụng giảm ngứa có thể thêm yến mạch hay baking soda.
- Sử dụng khăn chườm lạnh để chườm khi mề đay nhiều sẩn và ngứa dữ dội. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm mát da, co mạch máu, giảm viêm.
- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất bằng các loại nước ép hoa quả, rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch giúp đẩy lùi được bệnh nổi mề đay ở trẻ em.
- Ngoài ra, có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ để làm dịu da, giữ ẩm và giảm viêm.
Phương pháp điều trị bằng Tây Y
Trường hợp bệnh nổi mề đay ở trẻ diễn ra trên 3 ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
- Thuốc kháng Histamin.
- Thuốc bôi chứa Menthol.
Phương pháp điều trị bằng Đông Y
Đông y là phương pháp điều trị an toàn, đem lại hiệu quả cao và lâu dài. Dựa trên quan điểm Đông y, bé bị nổi mề đay khắp người được giải thích thuộc chứng phong, phát sinh do 2 yếu tố: ngoại nhân (phong hàn, phong nhiệt), nội nhân (cơ thể suy nhược, khí huyết kém lưu thông, chức năng phủ tạng suy giảm).
Từ đó, chú trọng vào điều trị căn nguyên, giúp cơ thể được kích thích khả năng tự giải độc, phục hồi, kết hợp bồi bổ nhằm nâng cao chức năng phủ tạng và sức đề kháng, thiết lập lại được hệ âm dương cân bằng dẫn đến ngăn chặn bệnh tái phát.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng thuốc Đông y cũng có những nhược điểm nhất định. Do phải giải quyết về căn nguyên nên quá trình điều trị thường dài, thuốc cần phải đun sắc đến mục tơi nên vị thường đắng, trẻ em sẽ khó uống.
Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì?
Khi em bé nổi mề đay, các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của trẻ. Vậy nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì?
- Một số thực phẩm và đồ uống cần tránh: thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao (thịt bò, hải sản…), gia vị và dầu mỡ, thực phẩm gây kích ứng, các loại đồ uống chứa cồn.
- Hạn chế để trẻ chà xát, gãi mạnh vào vùng da bị thương.
- Hạn chế tiếp xúc với gió bởi trong gió có chứa nhiều chất kích ứng như bụi, phấn hoa, nấm, kim loại nặng…
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh. Hạn chế để trẻ ra ngoài trong khung giờ từ 10 giờ đến 16 giờ, nên che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài.
- Cách li với các dị nguyên gây bệnh như lông động vật.
Trên đây là các kiến thức tổng quan về bệnh nổi mề đay ở trẻ em. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở thăm khám uy tín khi có những dấu hiệu bất thường trên da để có những phương pháp điều trị tốt nhất. Có bất kỳ thắc mắc về bệnh, liên hệ với chúng tôi qua hotline 096.567.1087 để được tư vấn chi tiết về bệnh và phương pháp điều trị.