Bệnh mề đay cholinergic là một dạng của mề đay mẩn ngứa và do hệ cholinergic trong cơ thể gây ra. Đặc điểm của bệnh là những tổn thương ở trên bề mặt da khi tiết nhiều mồ hôi và tăng thân nhiệt. Mề đay do cholin thường kéo dài, dễ tái phát nên sẽ gây ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.
Mục lục bài viết
Bệnh mề đay cholinergic là gì?
Một số tài liệu chuyên môn đã chỉ ra rằng, mề đay cholinergic là một bệnh phát ban ngoài da giống với các dạng mề đay (mày đay) thông thường nhưng nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt và tiết mồ hôi.
Cholinergic trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi các Acetylcholin, một chất trung gian có phản ứng với da, có vai trò dẫn truyền xung thần kinh để kiểm soát sự co giãn của mạch máu và làm chậm nhịp tim. Quá trình này kích thích các tế bào mast ở các mô liên kết, bao gồm da tăng tiết histamin gây ra các triệu chứng mề đay.
Bệnh mề đay cholinergic nhẹ sẽ tự mất đi triệu chứng mà không cần dùng thuốc. Trường hợp bệnh dai dẳng, kéo dài và tái phát liên tục thì sẽ biến chứng thành mề đay cholinergic mãn tính.
Phân loại bệnh mề đay cholinergic
Cholinergic là một phần của hệ thống dây thần kinh giúp kiểm soát sự co giãn mạch máu và làm chậm nhịp tim. Hiện nay, các nhà khoa học dựa trên đặc điểm các phản ứng của mề đay cholinergic mà phân loại như sau:
- Mề đay cholinergic do dị ứng toát mồ hôi.
- Mề đay cholinergic do tắc lỗ chân lông.
- Mề đay cholinergic do tự phát.
- Mề đay cholinergic do có giảm tiết mồ hôi.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay cholinergic là gì?
Tuy chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác nhưng các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được các yếu tố gây ra nổi mề đay cholinergic, đó là:
- Mồ hôi: Đây là nguyên nhân phổ biến với một số tình huống gây đổ mồ hôi và gây ra mề đay cholinergic là: tập thể dục, sinh hoạt trong phòng có nhiệt độ cao, ăn nhiều đồ cay, nổi nóng, tắm bồn nước nóng…
- Nhiệt độ: Cơ thể thoát nhiệt trao đổi với môi trường qua hình thức truyền nhiệt và toát mồ hôi. Khi nhiệt độ bên ngoài và bên trong thay đổi, quá trình thoát nhiệt sẽ bị ảnh hưởng và gây ra bệnh.
- Thuốc: Tác dụng phụ của một số kháng sinh và chống viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nhiễm ký sinh trùng: Cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng thì qua đường máu chúng sẽ di chuyển vào các cơ quan, nội tạng, để chống lại kháng nguyên lạ cơ thể sẽ sản sinh các chất bảo vệ, dẫn đến các tế bào bị dị ứng gây mề đay cholinergic.
Ngoài ra, các trường hợp có nguy cơ mắc mề đay cholinergic như:
- Người có tiền sử gia đình mắc cholinergic
- Người bị suy giảm chức năng thần kinh, tuyến mồ hôi
- Người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nơi có nhiệt độ cao
- Người thường sử dụng thuốc Aspirin
- Người bị viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.
Triệu chứng của mề đay cholinergic
Bệnh mày đay cholinergic thường khởi phát ngay sau khi cơ thể bạn quá nóng hoặc bị đổ mồ hôi. Phát ban có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ở một số người phát ban tập trung nhiều ở cánh tay.
Dấu hiệu nhận biết mề đay cholinergic:
- Khi khởi phát, người bệnh sẽ thấy ngứa, sau đó dù gãi ít hay nhiều các vết ngứa sẽ lan rộng.
- Kích thước các nốt ban to nhỏ khác nhau và dần xuất hiện với mật độ tăng lên.
Bệnh mề đay cholinergic có nguy hiểm không?
Trường hợp nhẹ, mề đay cholinergic không hề nghiêm trọng và nốt phát ban sẽ tự mất đi và tự khỏi. Tuy nhiên, ở trường hợp bệnh nặng hơn do kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục sẽ gây ra biến chứng, dị ứng và sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời bằng những phương pháp phù hợp.
Bệnh cholinergic cũng gây ra nhiều phiền toái như người tập thể thao sẽ gặp khó khăn do cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
Một số người có phản ứng nghiêm trọng có thể gặp các triệu chứng như:
- Đau đầu
- Tiêu chảy
- Khó thở
- Buồn nôn
- Co thắt dạ dày
Khi mắc mề đay cholinergic bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Chẩn đoán bệnh mề đay cholinergic
Thông thường, tình trạng của bệnh nhân được bác sỹ chẩn đoán thông qua triệu chứng mô tả và biểu hiện bên ngoài.
Để có kết luận chính xác thì cần một số làm một số thử nghiệm:
- Tập thể dục: Người bệnh sẽ được yêu cầu tập một số động tác thể dục, sau đó bác sĩ sẽ quan sát tốc độ bệnh.
- Làm ấm thụ động: Người bệnh sẽ được ngồi trong phòng ấm hoặc nước ấm để bác sĩ kiểm tra sự xuất hiện của bệnh.
- Thử nghiệm thuốc methacholine trên da: Thuốc sẽ được tiêm vào da của người bệnh để bác sĩ xem mề đay cholinergic có phát triển hay không.
Các phương pháp phòng ngừa và điều trị mề đay
Bệnh mề đay nói chung và mề đay cholinergic nói riêng, khi bệnh nhẹ thì áp dụng các mẹo dân gian rất hiệu quả. Một số phương pháp điều trị tại nhà như:
- Lá khế chua: Dùng 1 nắm lá đã rửa sạch đem đun sôi với 1 lít nước dùng uống trong ngày.
- Quả đu đủ: Dùng quả 100 gam đu đủ xanh, 1 nhánh gừng nhỏ và 100 ml giấm gạo. Đem đun đu đủ với giấm gạo và gừng, gần cạn thì tắt bếp, đu đủ lấy ra ăn trong ngày.
- Tía tô: Dùng khoảng 50 gam tía tô đem rửa sạch, giã nát lấy phần nước cốt để uống, phần bã chà xát vào vùng da bị tổn thương.
Khi bệnh mề đay cholinergic tiến triển mạnh lên và kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy mức độ của bệnh mề đay cholinergic và tùy cơ địa của mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Một số cách để phòng ngừa bệnh mề đay cholinergic
Điều đơn giản nhất chúng ta có thể phòng ngừa bệnh mề đay cholinergic là tránh xa những bài tập, những nơi gây nóng dẫn đến đổ mồ hôi. Có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin để ngăn các phản ứng dị ứng của cơ thể.
Mặc dù ở thể nhẹ, mề đay cholinergic có thể tự khỏi, nhưng người bệnh vẫn nên theo dõi mức độ tiến triển của bệnh kịp thời thăm khám và điều trị.
Phương pháp điều trị bằng Tây y
Khi sử dụng các thuốc đặc trị theo đơn thuốc, người bệnh nên dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm cho da nhằm cung cấp độ ẩm và giảm tình trạng ngứa và nổi ban đỏ. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tối đa yêu cầu của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Các loại thuốc Tây thường được khuyến cáo gây hại cho cơ thể và xảy ra tình trạng nhờn thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài khiến bệnh nhân gặp trở ngại trong quá trình điều trị.
Phương pháp Đông y
Theo Đông y căn nguyên của bệnh là:
- Nguyên nhân bên trong: Do thể trạng kém, cơ thể suy nhược, khí huyết kém, các tạng can, thận yếu nên dễ bị các yếu ngoại tà xâm nhập.
- Nguyên nhân bên ngoài: Chủ yếu là do phong nhiệt, vi khuẩn, virus…
Các bài thuốc Đông y đòi hỏi khắt khe từ khâu gia giảm linh hoạt các thành phần để phù hợp cơ địa từng bệnh nhân. Đến khi bệnh nhân dùng thuốc thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện kiêng khem đúng cách mới đem lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời ngăn chặn tái phát trở lại.