Chế độ ăn uống khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó ngăn chặn được các nguy cơ mắc các bệnh gây hại. Đối với người mắc bệnh chàm tổ đỉa cũng vậy, việc thiết lập chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng tới tiến trình điều trị bệnh. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu xem bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì và một vài phương pháp điều trị bệnh hiện nay. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục bài viết
Bệnh chàm tổ đỉa là gì?
Chế độ dinh dưỡng góp phần đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của tiến trình điều trị bệnh. Trước khi xem chế độ ăn kiêng của người bệnh như thế nào thì chúng ta hãy tìm hiểu bệnh chàm tổ đỉa là gì nhé!
Bệnh chàm tổ đỉa là một dạng của chàm mãn tính. Biểu hiện thường thấy của chàm tổ đỉa là những vết mụn nước dày bì và cứng cáp. Chúng đôi khi gây ra tình trạng ngứa rát khó chịu cho người bệnh. Mặc dù bệnh chàm tổ đỉa không gây nghiêm trọng tới sức khoẻ nhưng khiến tâm lý người bệnh lo lắng, bất ổn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa
Các triệu chứng thường thấy của bệnh chàm tổ đỉa như:
- Xuất hiện các mụn nước sâu bên trong da cùng với lớp da dày cứng bao phủ.
- Những mụn nước mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm với đường kính từ 1-2 mm.
- Mụn nước này không thể tự vỡ nhưng có thể tự tiêu sau vài tuần.
- Sau khi tự tiêu, trên da sẽ xuất hiện lớp sừng dày màu vàng.
- Những tổn thương này khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy nên dễ sinh ra các biến chứng như: mụn mủ, sưng tấy, viêm đỏ, hạch sưng, sốt,…
Các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa thường bùng phát thành từng đợt. Chúng thường phát nặng vào mùa xuân, mùa hè và giảm dần vào mùa đông.
Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa là gì?
Mặc dù đã có nhiều những nghiên cứu về bệnh, nhưng những nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, rối loạn chức năng gan, thận và thần kinh.
Bên cạnh đó, bệnh có thể khởi phát do:
- Dị ứng hóa chất: khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất,… sẽ gây kích ứng da và gây nên bệnh.
- Nhiễm khuẩn: việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn vi khuẩn từ đất, nước bẩn sẽ khiến da bị tổn thương và viêm nhiễm từ đó gây ra bệnh.
- Cơ địa: sức đề kháng kém là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus tấn công gây nên bệnh.
- Tác dụng phụ của thuốc: việc lạm dụng các sản phẩm thuốc điều trị sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, từ đó các dị nguyên có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra bệnh.
Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể giải quyết triệt để căn bệnh này. Tuy nhiên, các loại thuốc Đông, Tây y kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giúp người bệnh tránh được tình trạng viêm nhiễm và hạn chế tái phát. Vậy, bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì, bạn học hãy theo dõi phần dưới đây.
Đường tinh luyện
Như chúng ta đã biết, đường gây ra vô số biến chứng về tim mạch, huyết áp,… khiến cơ thể suy yếu, chức năng miễn dịch kém làm bùng phát nhiều bệnh ngoài da như chàm tổ đỉa. Ngoài ra, đường còn có thể tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm hại sinh sôi. Vì vậy, hạn chế đường tinh luyện khi điều trị bệnh chàm tổ đỉa là việc cần làm ngay.
Người bệnh có thể dùng mật ong thay thế cho đường tinh luyện. Mật ong đem lại vị ngọt cho các món ăn nhưng vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Đậu nành – thực phẩm cần kiêng tránh đối với người bệnh chàm tổ đỉa
Đậu nành là một thực phẩm chứa nhiều chất đạm, giúp hạn chế ung thư và bổ sung collagen cho phụ nữ. Tuy nhiên, nó lại được liệt vào “danh sách đen” của người bệnh chàm tổ đỉa. Bởi, đậu nành và các chế phẩm của nó có khả năng gây kích ứng, khiến bệnh tình của họ trở nên trầm trọng hơn.
Hải sản
Với hàm lượng lớn chất đạm thì hải sản là một thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, tương tự đậu nành, các loại hải sản như tôm, cá biển,… có thể gây dị ứng. Điều này được lý giải là bởi vì đa số các loại hải sản có chứa hoạt chất trimelylamin. Chính nó đã khiến các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa trầm trọng hơn, điển hình là những cơn ngứa dữ dội.
Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn đồ ăn chiên rán
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ gây ra tình trạng béo phì, tim mạch, tiểu đường,… và rõ nét nhất là các bệnh viêm da. Chúng khiến nồng độ cholesterol tăng lên đột ngột, ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, các loại đồ ăn này làm cho quá trình oxy hóa diễn ra thường xuyên hơn. Điều này khiến các vết thương bắt đầu viêm nhiễm và việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Chất kích thích
Rượu bia hay thuốc lá vốn là tác nhân gây hại cho cơ thể. Đối với người bệnh chàm tổ đỉa thì tác hại đầu tiên của nó là làm tăng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở vùng da tổn thương. Ngoài ra, thành phần nicotin có trong khói thuốc sẽ tấn công vào hai cơ quan thận và gan. Từ đó khiến bộ máy đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bị huỷ hoại. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh chàm tổ đỉa cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, nhâm nhi ly rượu, bia trên bàn nhậu.
Bệnh chàm tổ đỉa nên ăn gì?
Để việc điều trị bệnh chàm tổ đỉa được thuận lợi, ngoài việc kiêng ăn những loại thực phẩm kể trên thì người bệnh cần bổ sung các chất từ các loại thực phẩm sau:
- Sử dụng dầu thực vật (oliu, hướng dương) chứa các chất béo có lợi cho cơ thể.
- Sử dụng mật ong thay cho đường tinh luyện để giảm thiểu các tác hại do chúng gây ra.
- Thường xuyên ăn các loại rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, việc tạo độ ẩm từ nước làm hạn chế tối đa triệu chứng khô cứng, giúp làn da căng mọng, mịn màng.
Điều trị bệnh chàm tổ đỉa như thế nào?
Trong Tây y và dân gian đều có nhiều cách chữa bệnh chàm tổ đỉa. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có thể làm giảm các triệu chứng chứ ko thể tiêu diệt tận gốc căn bệnh này.
Thuốc điều trị bệnh chàm tổ đỉa
Các loại thuốc dưới đây thường được chỉ định để chữa bệnh chàm tổ đỉa. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Thuốc tím methylen: Dung dịch này được chỉ định khi các mụn nước mưng mủ. Methylen có tác dụng diệt khuẩn và hạn chế nhiễm trùng ăn sâu vào cơ thể.
- Thuốc kháng nấm: Theo nghiên cứu, một số loại nấm hại có thể gây ra bệnh chàm tổ đỉa. Vì vậy, các loại thuốc kháng nấm thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị bệnh chàm tổ đỉa.
- Thuốc chứa Corticoid: Hoạt chất này được sử dụng rất phổ biến đối với các trường hợp viêm da. Nó có tác dụng hạn chế dị ứng, giảm ngứa, kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng lan rộng.
>>> Chi tiết những cách chữa bệnh chàm (tổ đỉa), các bạn tìm hiểu thêm tại link: https://yduocluanthanh.com/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-benh-cham/
Chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng mẹo dân gian
Bệnh chàm tổ đỉa đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Vì vậy, dân gian lưu truyền một số mẹo sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị căn bệnh này.
- Sử dụng lá trầu không: Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nên có khả năng sát trùng vết thương.
- Sử dụng lá lốt: Lá lốt có tính ấm, vị cay có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có thể đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
- Tỏi chữa chàm tổ đỉa: Hoạt chất Allicin có trong tỏi giúp ức chế các vi khuẩn, nấm – một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa.
Các mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu khá lành tính. Do vậy, hiệu quả khá chậm. Người bệnh cần phải kiên trì mới có thể chữa khỏi.
Bài viết trên hy vọng dã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả. Để thận trọng, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra khi có các dấu hiệu bất thường. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh!