Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh chàm ngày càng cao. Bệnh chàm (Eczema) xuất hiện trên cơ thể con người với nhiều dạng khác nhau như chàm khô, chàm ướt, chàm tổ đỉa và chàm tiếp xúc. Trong bài viết hôm nay, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu xem bệnh chàm tiếp xúc là gì, nhận biết bệnh ra sao cũng như cách điều trị chứng bệnh này nhé!
Mục lục bài viết
Bệnh chàm tiếp xúc là gì và biểu hiện của bệnh
Chàm tiếp xúc là gì? Đây là bệnh với các triệu chứng da bị viêm do phản ứng với các yếu tố gây hại như thời tiết, môi trường ô nhiễm, hóa chất,… Các vùng da bị chàm tiếp xúc tác động gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp hằng ngày. Nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khác.
Bệnh chàm tiếp xúc phát triển theo từng giai đoạn. Nó đi từ cấp tính cho đến mãn tính. Mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau.
- Giai đoạn cấp tính: Vùng da bị bệnh có biểu hiện bị rát, đỏ ứng, sưng tẩy. Bề mặt vết thương còn xuất hiện mụn nước kèm theo những còn ngứa ngáy.
- Giai đoạn bán cấp: Ở giai đoạn này, tình trạng đỏ rát giảm nhẹ nhưng bề mặt da lại xuất hiện những vảy khô. Cảm giác ngứa ngáy rất dữ dội.
- Giai đoạn mãn tính: Khi bệnh chàm tiếp xúc bước vào giai đoạn mãn tính, hiện tượng lichen hóa xuất hiện. Đây là tình trạng các vết thương lan rộng, da trở nên dày bì, các đường song song hằn sâu trên da. Chúng là hậu quả của việc cọ xát, gãi ngứa liên tục. Bên cạnh đó, da có dấu hiệu nhiễm sắc tố.
Theo các chuyên gia, bệnh chàm tiếp xúc không lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm giao tiếp với người xung quanh. Chàm tiếp xúc được chia thành nhiều dạng tùy vào tác nhân gây ra nó. Bạn đọc hãy theo dõi phần dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nhé.
Phân loại chàm tiếp xúc và nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, chàm tiếp xúc bùng phát do các yếu tố gây dị ứng. Do vậy, dựa vào các tác nhân phổ biến mà chàm tiếp xúc được chia làm 4 dạng dưới đây.
Chàm tiếp xúc ánh sáng
Chàm tiếp xúc ánh sáng là hiện tượng da phản ứng với ánh nắng mặt trời. Tia UVA, UVB tác động trực tiếp lên da gây nên chứng viêm da, ứng đỏ, nóng rát. Dạng bệnh này thường gặp trên người bệnh có làn da nhạy cảm.
Chàm tiếp xúc dị ứng
Các tác nhân gây ra chàm tiếp xúc dị ứng là nước tẩy rửa, kim loại nặng (niken, đồng) và côn trùng (ong, kiến ba khoang). Những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể khiến chất histamin tăng mạnh. Chất này là amin tham gia trực tiếp vào quá trình gây dị ứng da.
Chàm tiếp xúc kích ứng
Đây là loại chàm tiếp xúc được gây nên bởi các hóa chất độc hại như kim loại lỏng, hương liệu, cồn trong sản phẩm làm đẹp. Chúng gây ra kích ứng cho cơ thể bằng những dấu hiệu bỏng rát, bỏng nước trên da.
Chàm tiếp xúc bội nhiễm
Đây là loại chàm tiếp xúc nặng nhất bởi biến chứng bội nhiễm khá nguy hiểm. Bội nhiễm xảy ra do việc cọ xát, gãi mạnh tạo ra vết thương hở. Lúc này, vi khuẩn xâm nhập khiến vết thương bắt đầu lở loét và hoại tử.
Ngoài các tác nhân đã được kể trên, di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm tiếp xúc. Theo thống kê, cứ 10 người mắc bệnh thì 7 người bị di truyền căn bệnh này. Ngoài ra, sức đề kháng bị suy giảm khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Phòng bệnh chàm tiếp xúc như thế nào?
Bệnh chàm tiếp xúc thường tái phát nhiều lần trên cơ thể người bệnh. Do vậy, để phòng tránh hoặc hạn chế số lần tái phát xuống mức thấp nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Hiểu rõ tác nhân nào gây ra chàm tiếp xúc (hóa chất, thời tiết, mỹ phẩm).
- Đeo bao tay, mặc đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy bôi kem chống nắng thường xuyên.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn và hương liệu.
- Trong tự nhiên có rất nhiều loại côn trùng có nọc độc như muỗi, kiến ba khoang và ong. Do vậy, hãy tránh xa chúng nếu có thể.
Cách điều trị bệnh chàm tiếp xúc
Tùy vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị hợp lý. Do đó, bệnh nhân cần quan sát sự biến chuyển của vết thương, tránh để sót dấu hiệu của biến chứng. Dưới đây là một số biện pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh chàm tiếp xúc. Tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ các sản phẩm điều trị, vệ sinh da sạch sẽ để tránh bệnh diễn biến nặng hơn dẫn đến tình trạng chàm bội nhiễm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhé.
Chữa chàm tiếp xúc tại nhà
Các dấu hiệu bong tróc cho thấy da đang thiếu độ ẩm trầm trọng. Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm có công dụng dưỡng ẩm giúp làm dịu và mềm da. Hiện nay, trên thị trường còn khá nhiều loại kem dưỡng ẩm và cấp nước mà người bệnh có thể tìm mua như Lupus, Cetaphil hay Eucerin.
Hầu hết biến chứng chỉ xảy ra khi người bệnh gãi, cọ xát mạnh vào vết thương, tạo khoảng hở cho vi khuẩn gây bội nhiễm. Thay vào đó, để làm giảm cơn ngứa, bệnh nhân có thể chườm lạnh hoặc massage tại vùng da bị bệnh.
Mẹo dân gian điều trị bệnh chàm tiếp xúc là gì?
Chàm tiếp xúc đã xuất hiện từ rất nhiều năm. Do đó, trong dân gian có một số mẹo giúp điều trị căn bệnh này.
- Sử dụng nha đam: Thành phần có trong nha đam chứa hàm lượng lớn canxi và các loại vitamin. Chúng có tác dụng làm dịu da và cấp ẩm hiệu quả. Để điều trị bệnh chàm tiếp xúc, người bệnh chỉ cần bôi gel nha đam (lớp giữa của lá nha đam) lên vùng da bị bệnh thường xuyên.
- Sử dụng dầu dừa: Theo nghiên cứu, dầu dừa có chứa chất chống oxy hóa, axit lauric và hàm lượng vitamin E rất lớn. Những chất này giúp kiểm soát các cơn ngứa ngáy, giảm bớt triệu chứng rát đỏ trên da. Sử dụng dầu dừa chữa chàm tiếp xúc bằng cách bôi dầu dừa lên vùng da bệnh sau đó dùng giấy thấm loại bỏ dầu thừa. Người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả.
Điều trị bệnh chàm tiếp xúc bằng thuốc Tây y
Y học phát triển, việc chữa bệnh chàm tiếp xúc trở nên đơn giản hơn nhờ các loại thuốc đặc trị dưới đây. Tuy nhiên, những loại thuốc này có khả năng để lại các tác dụng phụ trên da. Do đó, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc bôi Diprosalic có chứa chất chống viêm, bong vảy.
- Thuốc tím, hồ nước có tác dụng làm khô các mụn nước, hạn chế chảy mủ.
- Các loại thuốc chống Histamin như Zyrtec, Benadryl, Claritin,…
Ngoài các phương pháp trên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất mà không để lại tác dụng phụ, các bạn không nên bỏ qua sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị. Chi tiết sản phẩm tham khảo ngay tại đây hoặc liên hệ với Y dược Luân Thành qua hotline 096.567.1087 để được tư vấn.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu thêm về bệnh “chàm tiếp xúc là gì” cũng như cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này. Để thận trọng, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra khi có các dấu hiệu bất thường. Chúc các bạn sớm lành bệnh.