Bệnh chàm khô ở tay hoặc chân là bệnh ngoài da phổ biến, không đáng lo ngại nhưng lại gây khó khăn cho người bệnh bởi cảm giác ngứa rát và khó chịu khi bề mặt da mất thẩm mỹ. Bệnh dễ tái phát, nên ngoài việc điều trị còn cần phải kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ và phòng ngừa.
Mục lục bài viết
Bệnh chàm khô ở tay, chân là bệnh gì?
Chàm khô xuất hiện tại tay, chân là tình trạng bề mặt da trở nên ngứa, khô và cứng như một lớp sừng. Do người bệnh tiếp xúc với các sản phẩm có chứa nhiều chất gây dị ứng như bột giặt, xà phòng… Chàm khô ở bàn tay càng trở nên trầm trọng nếu người bệnh giặt giũ, lau chùi, cọ rửa… Khi bị chàm khô, da bị thiếu đi một lượng protein ở lớp sừng nên lớp màng bảo vệ da bị yếu đi, các thành phần hóa chất sẽ thẩm thấu vào da dễ hơn, gây ra bệnh chàm khô.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô
Bất cứ căn bệnh nào muốn điều trị hiệu quả đều phải nắm rõ các tác nhân gây bệnh. Trước khi tìm hiểu về cách trị chàm khô trên tay, người bệnh nên ghi nhớ một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Do di truyền: Người có người thân từng bị bệnh chàm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
- Do rối loạn quá trình trao đổi chất: Khi việc trao đổi chất gặp vấn đề, lớp màng bảo vệ da sẽ bị ảnh hưởng và trở nên yếu đi, khiến da bị mất nước và dễ mắc bệnh chàm khô.
- Do dị ứng: Khi bị dị ứng, các hoạt động như giải phóng thành phần trung gian có thể bị kích thích và tạo điều kiện để bệnh chàm khô bùng phát.
- Do bị nhiễm nấm: Cấu trúc da sẽ bị thương tổn và có sự xáo trộn khi bị nấm tấn công. Khi ấy, da sẽ trở nên khô ráp, lớp màng bảo vệ bị suy yếu và kích thích chàm khô xuất hiện.
- Do thời tiết: Vào những thời điểm hanh khô như mùa đông, nhiều người sẽ cảm thấy da dẻ khô ráp, nứt nẻ, khó chịu. Đó chính là thời điểm bệnh chàm móng tay, chân dễ bùng phát nhất.
Cách trị chàm khô ở tay, chân hiệu quả
Dưới đây là một số cách điều trị bệnh chàm khô mà người bệnh có thể tham khảo. Mỗi cách sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Do vậy, trước khi lựa chọn cách điều trị phù hợp, người bệnh nên xem xét kỹ mức độ bệnh của bản thân. Ngoài những cách hỗ trợ điều trị bên dưới, các bạn cũng cần tham khảo những cách phòng chống bệnh chàm. Chi tiết tham khảo ngay tại link: https://yduocluanthanh.com/cach-phong-chong-benh-cham-vao-mua-dong/
Chăm sóc da đúng cách
Từ yếu tố gây bùng phát bệnh là sự thiếu hụt protein ở lớp sừng, người bệnh có thể dựa vào đó để biết mình cần bổ sung dưỡng chất gì cho làn da. Với người bị các bệnh da liễu cần duy trì tốt độ ẩm cho da, tránh để da gặp tình trạng mất nước, khô ráp.
- Vệ sinh hàng ngày da tay, chân với những loại sản phẩm có đặc tính dịu nhẹ, an toàn cho da nhạy cảm. Ngoài ra, người bệnh không nên chọn những sản phẩm có chứa nhiều hương nước hoa vì có thể nó sẽ gây dị ứng.
- Lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm đặc để da không bị thoát hơi nước.
- Đeo bao tay, vớ chân khi phải ra đường trong thời tiết hanh khô của mùa đông.
- Bảo vệ da tay, da chân khỏi những yếu tố dễ kích thích bệnh bùng phát như nước hoa, côn trùng, sơn móng tay,….
- Không gãi lên những khu vực bị tổn thương bởi bệnh chàm vì da người bệnh lúc này rất nhạy cảm nên có thể gây sẹo.
Chữa bệnh chàm khô ở tay, chân theo các mẹo dân gian
Ưu điểm của các mẹo dân gian là sự an toàn do sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên. Người bệnh chàm chân hoặc tay sẽ không cần lo lắng về tác dụng phụ khi dùng những cách này. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng khi bệnh vẫn ở giai đoạn có mức độ nhẹ. Khi bệnh diễn biến nặng, người bệnh nên tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ để tìm ra phương án tối ưu.
- Sử dụng dầu dừa: Lượng axit béo có trong dầu dừa sẽ giúp lớp màng bảo vệ da thêm vững chắc, đồng thời cấp ẩm cho da. Dầu dừa cũng có khả năng loại trừ các loại vi khuẩn có hại cho da nên có thể làm giảm triệu chứng của bệnh, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Thoa dầu dừa lên da tay, massage nhẹ nhàng để tinh chất thẩm thấu. Bề mặt da mau chóng mềm và bớt ngứa.
- Sử dụng gel nha đam: Với lượng vitamin, polyphenol cùng lượng khoáng chất dồi dào, nha đam sẽ góp phần giúp tế bào da tái tạo nhanh hơn. Lấy lá nha đam cắt sạch vỏ, xay phần thịt và lấy gel trong bôi lên da. Để khoảng 20 phút, người bệnh làm sạch với nước.
- Sử dụng nước lá trầu không: Lá trầu không có khả năng trừ khuẩn, tiêu viêm nên sẽ giúp người bệnh ngăn chặn bội nhiễm xảy ra. Ngoài ra, người bệnh dùng nước lá trầu không giã nhuyễn đắp lên da và rửa sạch lại với nước cũng giảm cảm giác ngứa đáng kể.
Dùng thuốc điều trị kết hợp quang trị liệu
Nếu nhận thấy bệnh có chiều hướng nặng đi, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định điều trị kịp thời. Ngoài các loại thuốc dùng cho nhiều thể chàm khác như thuốc kháng histamin H1, thuốc kháng nấm… người bệnh chàm móng tay còn có thể được bác sĩ tư vấn thêm các loại dung dịch sát trùng để vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ. Một số loại dung dịch rửa khuyên dùng là hồ nước, thuốc tím…
Qua một thời gian sử dụng thuốc mà vẫn không thấy có tác dụng, người bệnh cân nhắc thêm liệu pháp điều trị bằng ánh sáng (quang trị liệu). Biện pháp này được thực hiện bên ngoài da và rất an toàn, thậm chí được dùng cho cả phụ nữ mang thai nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn rõ ràng của bác sĩ về những rủi ro khi lạm dụng liệu pháp này để người bệnh có thể cân nhắc về số lần và tần suất thực hiện.
Trên đây là những thông tin cần thiết nhất cho người bị bệnh chàm khô ở tay, chân. Hy vọng, người bệnh sẽ chọn được phương pháp điều trị tối ưu nhất để bệnh nhanh có tiến triển tốt, sớm lấy lại làn da tay, da chân sáng và mịn màng. Tìm hiểu tất tần tận những kiến thức về bệnh chàm (Eczema), các bạn tìm hiểu tại đây nhé!