Có biết bao người đang khổ sở vì mắc bệnh vảy nến, thế nhưng nếu chủ quan trong cách điều trị sẽ dẫn đến bệnh vảy nến toàn thân. Vảy nến toàn thân là một thể của bệnh vảy nến, đây là bệnh hiếm gặp. Được đánh giá là thể vảy nến nguy hiểm nhất, chúng phát triển trên diện rộng khắp cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí có nguy cơ tử vong.
Mục lục bài viết
Bệnh vảy nến toàn thân là gì?
Bệnh vảy nến vốn là bệnh tự miễn do viêm da. Các tế bào tăng sinh một cách quá đà khi tế bào chết chưa kịp đào thải ra khỏi cơ thể. Điều đó dẫn đến các tế bào da không ngừng chồng lên nhau tạo thành những mảng da màu trắng bạc. Đó chính là vảy nến.
Vảy nến vốn là bệnh mãn tính hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh đến một thời gian sẽ tái phát trở lại. Tuy nhiên, bệnh vảy nến có thể chuyển biến sang nhiều thể khác nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn, trong số đó có vảy nến đỏ da toàn thân.
Vảy nến toàn thân là một thể của bệnh vảy nến, có cơ chế tự miễn của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, khác với những thể khác vảy nến toàn thân phát triển trên diện tích rộng khắp toàn thân với những mảng vảy nến to từ 2-10 centimet khiến cho bề mặt thẩm mỹ của cơ thể bị tàn phá nặng nề. Người mắc bệnh thường xuyên phải sống chung với những nốt phát ban, da bị bong tróc, nứt nẻ trên toàn bộ cơ thể vào mùa đông da khô có thể bị chảy máu. Cảm giác ngứa và đau rát là nỗi khổ mà người bệnh phải cắn răng chịu đựng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến toàn thân
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể của bệnh vẩy nến toàn thân nhưng các chuyên gia cho rằng sự rối loạn hệ thống miễn dịch là yếu tố dẫn đến bệnh vảy nến. Cùng với đó là các ảnh hưởng của các thể vảy nến khác gây nên khi không được điều trị đúng cách. Các cách điều trị vảy nến tại nhà hiệu quả được áp dụng nhiều tuy nhiên nếu bệnh nhân không kiên trì điều trị sẽ dễ dẫn đến thể vảy nến đỏ da toàn thân.
Đối với cơ thể bình thường thì hệ miễn dịch hoạt động bằng cách bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại nhưng ở cơ thể người bị bệnh vảy nến thì hệ thống miễn dịch bị rối loạn tấn công nhầm vào cơ thể và tấn công vào trực tiếp biểu bì da khiến cho các tế bào da hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng da bị bong tróc quá nhiều.
Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác:
- 30-40% bị vảy nến là do gen di truyền.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.
- Ngưng điều trị bệnh vảy nến một cách đột ngột khiến cho bệnh vảy nến trầm trọng hơn.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Sử dụng các chất kích thích đồ uống có cồn.
- Tác dụng phụ của một số thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống sốt rét, thuốc điều hòa huyết áp.
Triệu chứng của vảy nến toàn thân
Vẩy nến toàn thân có cơ hội bùng phát dữ dội nếu gặp phải điều kiện thích hợp. Bệnh này có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc từ từ khởi phát từ bệnh vảy nến thể mảng. Những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này bao gồm:
- Phần lớn bề mặt của cơ thể bị phát ban có màu đỏ và bị tổn thương nghiêm trọng.
- Có nhiều mảng bám màu trắng bạc xuất hiện trên nền da bị tổn thương.
- Bề mặt da có xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ.
- Da bị phồng như bị bỏng.
- Thường xuyên cảm thấy ngứa và đau rát.
- Nhiệt độ cơ thể không ổn định thay đổi thất thường.
Trong quá trình bùng phát bệnh ngoài việc phải đối mặt với những triệu chứng trên thì vảy nến toàn thân có khả năng thay đổi tính chất hóa học của cơ thể người bệnh. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Sưng đau mắt cá chân và vùng xung quanh.
- Đau nhức các khớp tay và chân.
- Có lúc cảm giác bị sốt hoặc ớn lạnh.
Bệnh vẩy nến toàn thân có nguy hiểm không?
Vẩy nến toàn thân là một thể hiếm gặp của bệnh vảy nến tuy nhiên lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh gây sự mất thẩm mỹ do vùng da bị tổn thương có diện tích lớn, gây bỏng rát khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng hoặc tử vong. Do vậy, khi phát hiện bệnh phải thăm khám và có phương pháp điều trị ngay không kéo dài để bệnh tồi tệ hơn gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Da là bộ phận bảo vệ cơ thể và các bộ phận khác nên rất quan trọng với sức khỏe nếu da bị tổn thương sẽ tăng nguy cơ bị vi khuẩn gây hại xâm nhập. Do vậy, thể vảy nến này có rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà mọi người cần biết:
- Người bệnh có thể bị mất protein và mất nước khiến cơ thể mệt mỏi và tình trạng bệnh trầm trọng.
- Bị nhiễm trùng.
- Suy tim.
Là một bệnh mang tới nhiều nguy hiểm, do đó khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, các bạn nên điều trị sớm để tránh các biến chứng sau này gây nên bệnh vảy nến toàn thân cũng như các biến chứng khác về sức khỏe. Điều trị bệnh vảy nến toàn thân như thế nào là an toàn và hiệu quả nhất, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 096.567.1087 nhé!
Bằng
Tôi mới dừng tiêm sinh học được 3 tuần, giờ vảy nến lan ra khắp cơ thể. Giờ phải làm thế nào để ngưng tình trạng tái phát này?
YduocLuanThanh
Sau khi ngưng sử dụng tiêm 1 thời gian dài người bệnh sẽ tái phát và tình trạng có thể sẽ tệ hơn. Bạn có thể để lại sdt hay liên lạc qua hotline, zalo hoặc fanpage của Y dược Luân Thành để được tư vấn và hỗ trợ 1 cách tốt nhất nhé !
Kiên Trần
Em cứ lên hết cả người mà chả biết toàn thân hay gì, mệt mỏi chả buồn chữa bệnh
YduocLuanThanh
Bạn có thể để lại zalo hoặc fb để Y dược Luân Thành có thể xem tình trạng bệnh hiện tại và được tư vấn, hoàn toàn miễn phí bạn nhé.
Vương
Có bao giờ bị vảy nến nó lây ra cả cơ thể không ạ? Ban đầu tôi chỉ bị nốt nhỏ. Chủ quan một thời gian, cứ nghĩ sẽ tự khỏi như các bệnh về da bình thường nhưng giờ nó lan ra nhiều nơi trên cơ thể, lo quá. Mong được tư vấn thêm.
YduocLuanThanh
Chào bạn, vảy nến tuy không lây lan sang người khác nhưng lại có thể lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể nên các bạn đừng chủ quan nhé. Với tình trạng của bạn, bạn nên đến những cơ sở thăm khám uy tín hỗ trợ điều trị cùng với đó là thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để quá trình điều trị được nhanh hơn. Bạn cũng có thể để lại số điện thoại, chuyên gia YDLT sẽ liên hệ tư vấn thêm.