Bệnh á sừng tổ đỉa là một căn bệnh viêm da mãn tính khiến da khô, nứt nẻ, chảy máu do bong tróc. Bệnh không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt, gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Do đó, chúng ta cần nắm rõ những lưu ý trong việc điều trị bệnh để đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
1. Bệnh á sừng tổ đỉa là gì?
Đây là một bệnh lý về da liễu rất phổ biến và thường xuất hiện ở những vùng da khác nhau, đặc biệt là ở tay và chân. Ngoài những vị trí thường gặp như đầu ngón tay, gót chân, kẽ chân thì á sừng tổ đỉa cũng có thể xuất hiện trên da đầu của người bệnh. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh và vì vậy, bạn nên cẩn trọng bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Thời tiết thay đổi vào mùa đông là điều kiện xúc tác khiến bệnh tái phát và trở nên nặng hơn. Nếu phát hiện bản thân đã bị bệnh thì các bạn cần phải đi thăm khám và điều trị ngay lập tức nếu không muốn biến chứng sang nhiễm trùng thứ cấp thì nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe của bản thân.
2. Triệu chứng của bệnh á sừng tổ đỉa
Cũng là dòng họ với vảy nến, bệnh thường có những biểu hiệu như da khô, thô ráp, da bị bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, nhiều lớp vảy trên da… Nếu bị nhiễm trùng thứ cấp thì tại những vùng da bị tổn thương sẽ có màu đỏ, sưng tấy, đau rát gây khó chịu cho người bị bệnh. Ngoài ra, các vùng da ở tay và chân là nơi được bệnh đặc biệt “ưu ái” và thường xuyên tái phát nhất.
3. Những nguyên nhân gây ra bệnh á sừng tổ đỉa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của á sừng tổ đỉa tại những vùng da không mong muốn. Bệnh có thể bắt nguồn từ bản thân người bệnh quá nhạy cảm, cơ địa dễ bị dị ứng hoặc do di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các bác sĩ đã khám phá ra những nguyên nhân khác có thể kể đến như:
3.1. Da tiếp xúc với những hóa chất gây kích ứng
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải làm việc trong môi trường tồn tại các chất gây kích ứng khiến cho bệnh bùng phát. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn đi đôi tất chân làm từ những sợi nilon quá bí, không thông thoáng hoặc một số loại giày dép có chứa các loại chất hóa học.
3.2. Mồ hôi quá nhiều
Các hoạt động mạnh khiến mồ hôi đổ nhiều, làm cho da bị ẩm ướt và khi thời tiết khô hanh sẽ khiến mồ hôi khô nhanh trong một thời gian ngắn. Biểu hiện này thường diễn ra vào mùa đông khiến cho da mất đi độ ẩm tự nhiên dễ dàng bị nứt nẻ, bong tróc.
3.3. Nguyên nhân khác
- Cọ xát do cử động lặp lại: khi bạn đi giày hoặc dép quá chật khiến cho gót chân bị cọ xát trong khi di chuyển.
- Thay đổi thời tiết: đây là nguyên nhân thường gặp, gây ra á sừng tổ đỉa và khiến bệnh tái phát thường xuyên. Thay đổi thời tiết không chỉ gây mất cân bằng độ ẩm của làn da mà còn khiến các hormone trong cơ thể bị rối loạn và biểu hiện ra bên ngoài.
- Tiếp xúc với chất gây kích ứng: bạn có thể bị dị ứng với một số thành phần, nguyên liệu trong các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày hoặc các loại hóa chất tẩy rửa như nước rửa tay, bột giặt…
Xem thêm: Bệnh á sừng da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả.
4. Bệnh á sừng tổ đỉa có lây không?
Đây là bệnh lý da liễu khá giống với vảy nến và không phải là bệnh lây nhiễm nên hoàn toàn không lây sang người khác. Tuy không lây nhiễm nhưng bệnh cũng có yếu tố di truyền và bởi vậy thường bị nhầm lẫn là một căn bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nếu không có cách kiểm soát và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể.
5. Những điều mà người bệnh cần lưu ý để cải thiện tình trạng á sừng tổ đỉa
Để có thể ngăn ngừa những triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau đây:
5.1. Giữ cân bằng độ ẩm cho da
Da khô thiếu nước là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ, thô ráp. Bởi vậy, bạn hãy dưỡng ẩm cho da hàng ngày để cải thiện tình trạng trên bằng cách dùng loại dầu tự nhiên (dầu oliu, dầu dừa) hoặc các loại kem dịu nhẹ dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh á sừng tổ đỉa.
5.2. Thực chế độ dinh dưỡng khoa học
Để ngăn ngừa bệnh phát triển và tái phát, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo sức khỏe của bản thân ở trong tình trạng tốt nhất. Cơ thể người bệnh phải được cung cấp các loại vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin A, C, D, E. Bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều rau củ quả có màu xanh và đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tránh một số thực phẩm như tôm, cua, nhộng, không ăn gia vị cay nóng, không uống rượu bia và chất kích thích.
5.3. Bảo vệ các vết nứt trên da
Các vết nứt trên da là những vết thương hở nếu không được bảo vệ kỹ có thể dẫn tới nhiễm trùng và tổn thương nặng. Để có thể làm giảm cơn đau bạn có thể xịt hoặc bôi acrylate lên các vết nứt.
5.4. Không tự ý bóc, chà xát vùng da bị á sừng tổ đỉa
Tuyệt đối không được dùng tay bóc, sử dụng vật nhọn chọc vỡ các mụn nước, chà xát hay kì cọ mạnh vùng da bị bệnh. Điều này dễ dàng đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
5.5. Những lưu ý khác
- Tuyệt đối không ngâm chân, vùng da bị tổn thương trong nước muối: Đối với những vùng da bị bệnh, ngâm nước muối sẽ khiến da bị khô và nứt nẻ nhiều hơn.
- Trong sinh hoạt hàng ngày nếu bạn phải rửa chén, giặt quần áo hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa thì nên đeo găng tay để bảo vệ vùng da bị bệnh.
6. Giải quyết bệnh á sừng tổ đỉa bằng sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên
Bệnh á sừng tổ đỉa tuy không nguy hiểm nhưng cần phải có phương pháp điều trị đúng đắn để ngăn ngừa những biến chứng cho sức khỏe. Những phương pháp điều trị bằng thảo dược thiên nhiên luôn là sự lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Đi đầu trong hướng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý này là sản phẩm Thiên Phục Liễu của Trung tâm Y dược Luân Thành.
Đây là một loại thực phẩm chức năng chuyên hỗ trợ điều trị bệnh á sừng tổ đỉa, vảy nến, viêm da cơ địa. Nỗi lo của người bệnh nay đã được giải tỏa, với sự kết hợp trong uống ngoài thoa Thiên Phục Liễu có tác dụng loại bỏ mảng bám, thải độc, tăng cường hệ miễn dịch làm cho tình trạng bệnh thuyên giảm trong một thời gian ngắn.