Nổi mề đay gây ra những cơn ngứa ngày khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh mề đay hiệu quả. Tuy nhiên những cách tắm lá vẫn luôn được truyền tai nhau vì tính hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Vậy, nổi mề đay tắm lá gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu những loại lá tắm hữu ích cho người bệnh.
Mục lục bài viết
Nổi mề đay là bệnh gì?
Mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Về cơ bản, căn bệnh này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, mề đay sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. (Chi tiết bệnh mề đay, tham khảo ngay tại đây).
Nguyên nhân gây ra nổi mề đay có thể là côn trùng có nọc độc, thời tiết thất thường hoặc người bệnh ăn phải thực phẩm lạ gây dị ứng. Biểu hiện của bệnh là những mảng đỏ lan ra khắp cơ thể. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, châm chích khiến người bệnh rất khó chịu.
Nổi mề đay tắm lá gì?
Để làm dịu các tổn thương trên da và giúp người bệnh thoải mái hơn, sử dụng các loại lá tắm có trong tự nhiên là phương pháp được nhiều người ưu tiên. Đây là mẹo được dân gian lưu truyền giúp chữa trị căn bệnh này hiệu quả mà lại cực an toàn.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng rất lo lắng bởi những tổn thương mà mề đay mang đến khiến bé quấy khóc, bỏ ăn. Lâu dần, sự phát triển của trẻ bị gián đoạn. Nhiều bố mẹ thắc mắc rằng trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Để có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những loại loại lá tắm phù hợp với mọi đối tượng dưới đây.
Mẩn ngứa mề đay tắm lá gì? – Lá ngải cứu
Theo các tài liệu, ngải cứu có chứa các chất cineol, tricosanol hay tetradecatrilin làm giảm các cơn ngứa ngáy. Ngoài ra, với lượng chất chống sưng viêm dồi dào. Lá ngải cứu hoàn toàn phù hợp để điều trị chứng nổi mề đay.
Cách dùng lá ngải cứu để tắm cũng khá đơn giản, người bệnh chỉ cần thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một mớ ngải cứu, loại lá này xuất hiện rất nhiều tại các siêu thị và chợ dân sinh.
- Sau khi nhặt bớt cành, bạn rửa sạch bằng nước muối loãng.
- Đem lá đã chuẩn bị sôi cùng 2-3 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng, khi nước nguội bớt, bạn thêm chút muối tinh và tắm hàng ngày.
Lá khế chữa mề đay
Bị mề đay tắm lá gì? Cây khế được nhắc đến trong câu truyện dân gian nên nó đã quá quen thuộc với dân ta. Theo tài liệu ghi chép, lá khế có vị chát, giúp chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ làm khô các vết lở loét đồng thời ngăn chặn vi khuẩn phát triển trên da.
Nước tắm từ lá khế là biện pháp chữa chứng nổi mề đay an toàn và hiệu quả. Đây là loại nước tắm được người bệnh áp dụng nhiều nhất. Lá khế có thể dễ dàng tìm kiếm, bởi khế thường được trồng trước cổng nhà với mục đích làm cảnh, ăn quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch.
- Đun sôi lá khế với 4 lít nước.
- Để nước sôi lửa nhỏ trong 15 phút cho các dưỡng chất từ từ hòa vào nước.
- Sau khi nước nguội, người bệnh có thể sử dụng để tắm hàng ngày.
Nấu nước lá sài đất chữa nổi mề đay
Sài đất hay cúc nháp được biết đến là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy, thành phần của lá sài đất chứa nhiều muối vô cơ và flavonoid. Chất này giúp tổng hợp vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống viêm và tái tạo mô cho da.
Theo Đông y, lá sài đất có vị ngọt, tính mát có khả năng giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. Chính vì vậy, nó được sử dụng như một loại dược phẩm chống khuẩn, giảm ngứa, tiêu độc để chữa bệnh mề đay.
Cách nấu nước tắm từ lá sài đất như sau:
- Rửa sạch khoảng 20-30 lá sài đất bằng nước muối loãng.
- Vò hoặc giã nát số lá này và đun sôi với 3 lít nước sạch.
- Sau khi nguội nước, người bệnh dùng nước lá này tắm hàng ngày.
Chữa nổi mề đay bằng nước lá đơn đỏ
Tiếp theo trong danh sách “nổi mề đay tắm lá gì” chính là lá đơn đỏ. Với sự phân bổ trên khắp cả nước, các mẹ có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng. Theo ghi chép từ các danh y, lá đơn đỏ là thảo dược có vị đắng, tính mát giúp giải độc và tiêu sưng. Do đó, nó được sử dụng trong việc điều trị các bệnh viêm da, trong đó có mề đay.
Theo nghiên cứu từ Tây y, lá đơn đỏ chứa hàm lượng chất kháng viêm như saponin hay flavonoid dồi dào. Các chất này thấm qua da khiên những cơn ngứa ngày nhanh chóng biến mất và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Tương tự như lá khế, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá đơn đỏ.
- Rửa sạch chúng bằng nước muối loãng.
- Sau đó đun sôi lá này với 3 lít nước trong 20 phút.
- Khi nước nguội là bạn có thể sử dụng được rồi đấy!
Ngoài những loại lá trên, tía tô cũng là một thảo dược được đánh giá cao trong điều trị bệnh mề đay. Những cách chữa mề đay bằng lá tía tô được chúng tôi tổng hợp tại link: https://yduocluanthanh.com/chua-me-day-bang-tia-to/
Lưu ý gì khi dùng lá tắm chữa nổi mề đay?
Các loại lá trên đều là những thảo dược thiên nhiên lành tính. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây.
- Người dùng nên chọn lá loại tươi bởi hàm lượng các chất có lợi nhiều hơn khi sử dụng lá khô.
- Trước khi nấu, bạn nhớ rửa lá bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, thuốc trừ sâu.
- Ngoại trừ lá khế, khi dùng các loại lá khác để chữa mề đay, các bạn cần tránh nước tiếp xúc với các vết thương hở để tránh vi khuẩn lây lan.
- Nhiệt độ nước cũng cần được chú ý. Cần kiểm tra độ nóng của nước bằng tay trước để tránh bị bỏng nhé!
- Chữa mề đay bằng lá tắm chỉ hiệu quả cho những bệnh ngoài da ở thể nhẹ.
- Các loại lá tắm trên đều có nguồn gốc thiên nhiên. Do đó, tùy vào cơ địa mà người bệnh có thể khỏi bệnh hoặc không.
- Nếu tắm lá trong thời gian dài mà không có hiệu quả, người bệnh cần tới bệnh viện kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “nổi mề đay tắm lá gì” của bạn đọc. Thực hiện thường xuyên để có được kết quả tốt nhất nhé. Nếu bệnh không thuyên giảm sau thời gian dài sử dụng, các bạn nên đến ngay những cơ sở thăm khám uy tín để có phác đồ điều trị bệnh mề đay tốt nhất nhé!