Vảy nến trên mặt là một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lý, tình cảm của người bệnh. Hầu hết những bệnh nhân bị vẩy nến đều rất mặc cảm, tự ti về ngoại hình của họ. Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều mặc dù căn bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Mục lục bài viết
1. Vảy nến trên mặt là gì?
Vảy nến trên mặt khác với vảy nến ở các bộ phận khác trên cơ thể. Do vùng da mặt khá mỏng và nhạy cảm nên cần phải có biện pháp can thiệp nhẹ nhàng hơn. Khi bị vẩy nến bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sau: vùng da bị tổn thương có màu đỏ, đóng thành lớp vảy, các lớp vảy này bong tróc thành từng mảng giống như gàu nhưng ở vùng má thì vảy lại bám chắc vào da.
Khi dùng tay cạo thì thấy lớp vảy này có màu hồng giống như sáp nến, da bị bệnh thường khô ráp, thậm chí có các thương tổn như chảy máu, có mủ, bị viêm nhiễm.
2. Biểu hiện triệu chứng của bệnh vảy nến trên mặt
Tùy theo sự xuất hiện tại các vùng khác nhau trên khuôn mặt mà bệnh vẩy nến có các biểu hiện khác nhau.
- Vảy nến ở vùng mí mắt: Ở vị trí này, mí mắt của bệnh nhân sẽ xuất hiện lớp vảy bao phủ lên hàng mi. Trên vành mi mắt sẽ có màu đỏ và trở nên cứng hơn bình thường. Vành mi mắt khi bị bệnh có thể cụp xuống hoặc hướng lên làm cho mí mắt bị căng và có thể dẫn tới viêm mí mắt.
- Vùng mắt bị vảy nến: Khi bị vẩy nến ở mắt thì bệnh nhân sẽ thấy mắt bị kích ứng, bị khô, viêm. Khả năng quan sát của bệnh nhân bị giảm đi khi bị vẩy nến tại mắt.
- Vảy nến ở miệng: Khi bị tình trạng này, vùng da xung quanh miệng của người bệnh sẽ xuất hiện lớp vảy màu trắng hoặc xám, gây phiền toái và tự ti cho họ.
- Vảy nến ở tai: Thường thì ở dạng này, vẩy nến không gây ảnh hưởng đến tai trong. Tuy nhiên, vảy có thể tích tụ tại ống tai và có thể làm giảm khả năng nghe của bệnh nhân.
3. Các biến chứng có thể gặp phải khi bị vảy nến trên mặt
Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh vảy nến trên mặt có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng mà người bệnh thường gặp có thể kể đến như:
3.1. Trên hệ nội tiết
Bệnh vẩy nến có thể làm tăng khả năng kháng insulin của cơ thể và dẫn tới mắc bệnh chuyển hóa đó là đái tháo đường type 2. Một số rối loạn khác trên cơ thể cũng có thể xuất hiện như: béo phì, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ…
3.2. Đối với thị lực
Vẩy nến xuất hiện ở mắt sẽ khiến mắt bị khô ngứa, đỏ rát khó chịu. Khi bị vảy nến trên mặt đặc biệt là vùng mắt và mí mắt, nếu không chữa đúng lúc thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Một số biến chứng nghiêm trọng trên mắt như ngứa mắt, mắt khô, nóng rát, viêm kết mạc hay thậm chí viêm giác mạc. Để lâu ngày biến chứng có thể làm suy giảm thị lực của bệnh nhân.
3.3. Trên thận
Khi mắc bệnh vẩy nến cùng với việc sử dụng các thuốc có thể khiến cho bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh trên thận như: suy thận, viêm cầu thận cấp…
3.4. Đối với tim mạch
Đã có thông tin cho thấy bệnh vảy nến có khả năng gây các bệnh tim mạch và tăng nguy cơ mắc cao huyết áp. Có khoảng 25% người bệnh gặp phải các biến chứng liên quan đến tim mạch và huyết áp. Bệnh vẩy nến khiến nồng độ cholesterol trong máu cao hơn, gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Nặng hơn nữa là các biến chứng trên tim mạch như: đột quỵ, đau tim, tăng cholesterol máu…
3.5. Đối với thính giác
Ở giai đoạn đầu của bệnh thì vảy nến chưa gây ra các thương tổn lên tai trong. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể sẽ làm tai trong tổn thương dẫn tới làm giảm thính lực của bệnh nhân.
3.6. Biến chứng trên miệng
Các tổn thương hay gặp tại miệng như: nứt lưỡi, má trong, lợi tổn thương. Bên cạnh đó, trong khoang miệng của người bệnh sẽ xuất hiện các màng nhầy gây khó khăn trong việc ăn uống.
3.7. Đối với tâm lý người bệnh
Khi bị vảy nến trên mặt người bệnh có xu hướng tự ti hơn nhiều so với khi bị tại các vùng khác. Điều này dẫn tới người bệnh tự ti, ngại giao tiếp và dần tự tách biệt mình khỏi những người xung quanh. Đời sống tâm lý của bệnh nhân bị suy giảm đáng kể.
4. Người bị vảy nến trên mặt liệu có nguy cơ bị trầm cảm?
Vùng da mặt không giống như các vùng da khác khi bị bệnh. Bệnh nhân không thể lúc nào cũng che mặt của mình đi. Chính vì vậy, so với các thể bệnh khác thì bệnh nhân bị vảy nến trên mặt dễ bị suy sụp tâm lý hơn. Bệnh nhân có xu hướng tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, các mối quan hệ xung quanh bệnh nhân dần thu hẹp lại, tình cảm với mọi người xung quanh cũng ngày càng trở nên xa cách.
Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm và có những hành vi gây nguy hại đến chính tính mạng của bản thân cũng như những người xung quanh. Vì vậy, việc duy trì một tâm lý ổn định, một tinh thần lạc quan cho bệnh nhân vảy nến là điều hết sức cần thiết. Tâm lý ổn định góp phần chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5. Loại thuốc nào dành cho người bị vảy nến trên mặt?
5.1. Sử dụng thuốc Tây Y
5.1.1. Các loại thuốc thường được sử dụng
Để điều trị vảy nến trên mặt, người bệnh cần phải kết hợp giữa các loại thuốc uống dùng cho đường toàn thân hay các loại thuốc bôi đặc trị.
- Corticosteroid: Đây là loại thuốc có dạng kem, mỡ, thuốc xịt giúp giảm sưng, đỏ trên da. Thuốc thường được bác sĩ kê đơn sử dụng trong một vài tuần. Nếu sử dụng thời gian dài, chúng có thể bào mỏng da, gây rạn da và các mạch máu.
- Vitamin D tổng hợp: Có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào da. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc này bởi chúng có thể gây kích ứng lên da mặt.
- Retinolds: Retinolds giúp loại bỏ vảy, giảm viêm và cũng có thể gây kích ứng.
- Coal Tar (nhựa than đá): Công dụng chính của Coal Tar là kháng khuẩn, kháng kí sinh trùng, chống ngứa, kháng lại sự tăng sinh tế bào sừng và tế bào gai.
- Axit salicylic: Thuốc thường được chỉ định dùng kèm với steroids hoặc Cool Tar để đẩy nhanh tiến độ điều trị.
Những loại thuốc này có ưu điểm giải quyết các triệu chứng cho bệnh nhân một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của những loại thuốc này là khả năng bùng phát bệnh trở lại nhanh hơn và gây độc tính trên cơ thể nếu sử dụng dài ngày.
5.1.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy nến trên mặt
Vùng da mặt rất mỏng và dễ kích ứng, vậy nên khi sử dụng các loại thuốc bôi, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng lượng nhỏ. Cẩn thận khi thoa kem và thuốc mỡ quanh mắt.
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn trang điểm để che đi vùng da mặt bị vẩy nến.
5.2. Sử dụng quang trị liệu
Vảy nến trên mặt có thể được điều trị bằng phương pháp quang trị liệu: Sử dụng bức xạ tia sáng chiếu vào da để cải thiện các triệu chứng của vẩy nến, đồng thời sẽ kích thích da tổng hợp vitamin B, ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch bị rối loạn. Tuy nhiên, với phương pháp này bệnh nhân sẽ phải tốn một khoản chi phí khá lớn, khó phù hợp với bệnh nhân có thu nhập thấp.
5.3. Sử dụng các mẹo dân gian
Bên cạnh các phương pháp điều trị theo Tây y, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị, nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
5.3.1. Dầu dừa
Chứa nhiều thành phần có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và tái tạo da, dầu dừa có thể hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng da khô và bong tróc vảy ở bệnh nhân bị vảy nến. Hàm lượng axit lauric dồi dào trong dầu dừa sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus gây viêm nhiễm.
5.3.2. Nha đam
Nhan đam (lô hội) không chỉ mang đặc tính giúp dưỡng ẩm làn da mà còn được sử dụng để kiểm soát sự lây lan của vảy nến. Những khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hoá thiết yếu có trong nha đam giúp giảm bong tróc, nuôi dưỡng làn da mịn màng, khỏe mạnh.
5.4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên
Giải pháp đặt ra đó là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ với nguồn gốc thiên nhiên để duy trì tình trạng bệnh ổn định. Sản phẩm tham khảo cho bạn đọc là bộ 3 sản phẩm của Y dược Luân Thành bao gồm viên uống Thiên Phục Liễu, kem bôi Phục Liễu Bì và dầu tắm gội dược liệu Diệp Hồng Nhan. Với tiêu chí “Chữa bệnh từ bên trong và cải thiện triệu chứng bên ngoài”, sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng trên bệnh nhân.
Điều này được chứng minh thông qua việc các sản phẩm của Y dược Luân Thành đã được cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam. Không chỉ vậy, các sản phẩm của Y dược Luân Thành còn nhận được giải thưởng “Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng” nên vị thế ngày một được khẳng định và nhận được sự tin tưởng của người bệnh hơn.
5.4.1. Viên uống Thiên Phục Liễu
Viên uống Thiên Phục Liễu với chiết xuất hoàn toàn từ các loại dược liệu thiên nhiên. Sử dụng duy trì viên uống Thiên Phục Liễu giúp tình trạng vẩy nến ổn định trong một khoảng thời gian dài.
5.4.2. Kem bôi da Phục Liễu Bì
Kem bôi da Phục Liễu Bì với nguồn nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, dầu hạt nho, tinh chất ngải dại… giúp làm dịu da và thúc đẩy các tổn thương mau lành hơn. Đặc biệt, khi bôi Phục Liễu Bì trên vùng da mặt bị vảy nến rất nhảy cảm thì cũng không hề gây ra tình trạng kích ứng.
5.4.3. Dầu tắm gội Diệp Hồng Nhan
Sử dụng kết hợp với Dầu tắm gội Diệp Hồng Nhan giúp tình trạng vẩy nến của bạn được cải thiện một cách đáng kể. Với thành phần thiên nhiên, không chất tạo màu, chất tẩy rửa hóa học, Diệp Hồng Nhan đem lại sự nhẹ dịu trên làn da.
Xem thêm các thông tin hữu ích về căn bệnh vẩy nến tại đây.
6. Những thói quen giúp cải thiện vảy nến trên mặt
Việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ khiến cho tình trạng vảy nến nói chung và vảy nến trên mặt nói riêng được cải thiện đáng kể. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh cần thường xuyên lưu ý:
- Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
- Hạn chế những loại thực phẩm như thịt đỏ (thịt bò, thịt chó…), các chế phẩm từ sữa, đường, hạn chế thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Tránh rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, rửa mặt bằng những chất tẩy rửa mạnh.
- Sử dụng các loại kem dưỡng lành tính, nhẹ dịu trên da.
- Không được dùng lực tác động mạnh vào vùng da bị tổn thương.
- Học cách kiểm soát tâm trạng, giữ tâm trạng luôn ở trạng thái cân bằng, tinh thần lạc quan.
- Bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời, khói, bụi…
Bệnh vảy nến trên mặt hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện và chữa trị từ sớm. Vì vậy, hãy luôn giữ một tâm lý thoải mái và sẵn sàng tích cực điều trị để đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé.