Vẩy nến nhẹ là một bệnh lý ngoài da và không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến cả thể chất và tâm lý của người bệnh. Vậy biểu hiện của bệnh vẩy nến nhẹ ra sao? Những phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả là gì? Bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Bệnh vẩy nến nhẹ là gì?
Bệnh vẩy nến xảy ra do quá trình các tế bào da chết đi và sản sinh tế bào da mới nhanh hơn so với người bình thường. Do vậy, cơ thể không thích ứng kịp, khiến các tế bào da chết tích tụ thành từng mảng và biểu hiện bong tróc, có vảy trên da. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này và tùy theo từng giai đoạn mà mức độ ảnh hưởng của bệnh lên các cá thể là khác nhau.
2. Các giai đoạn của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến được chia thành 3 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn 1 (vẩy nến nhẹ)
Là khi tình trạng tổn thương trên da dưới mức 5% so với diện tích toàn cơ thể. Tức là, nếu như dùng 1 bàn tay để ước lượng thì sẽ tương đương với 1% diện tích của cơ thể. Ở giai đoạn này, vẩy nến nhẹ vẫn chưa cản trở nhiều đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh.
2.2. Giai đoạn 2 (vẩy nến trung bình)
Là khi tình trạng vẩy nến đã gây tổn thương da từ 5-10% diện tích của cơ thể. Nếu để bệnh tiến triển đến mức độ này sẽ gây ra những tác động lớn lên tâm lý người bệnh và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
2.3. Giai đoạn 3 (vẩy nến nặng)
Là khi tổn thương da đã lan ra đến hơn 10% diện tích của cơ thể. Do vùng tổn thương đã lan rộng nên người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, nặng hơn là trầm cảm, gây khó khăn trong việc điều trị. Có thể kể đến một số thể nghiêm trọng của bệnh như: vảy nến thể mủ, vảy nến thể khớp, vảy nến đỏ da toàn thân.
3. Triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến nhẹ
3.1. Triệu chứng
Bệnh vẩy nến nhẹ thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác như giang mai, á vảy nến, vảy nến đỏ nang lông, do các dấu hiệu không biểu hiện rõ ràng. Một số triệu chứng hay gặp cần lưu ý như sau:
- Da đỏ, sưng tấy kèm theo cảm giác nóng rát tại vùng tổn thương.
- Sau một thời gian, xuất hiện tình trạng ngứa ngáy do quá trình tái tạo da gây nên.
- Các vảy trắng giống như vảy cá hình thành do các lớp tế bào da chết dày lên. Lúc này, tổn thương chỉ xuất hiện ở một diện tích nhỏ, nếu để lâu sẽ lan rộng ra cơ thể.
- Khi các vảy bong tróc sẽ thấy lớp vảy ở nền da phía dưới có màu đỏ tươi.
3.2. Nguyên nhân
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa thực sự xác định được nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến nhẹ. Qua nghiên cứu về miễn dịch và di truyền, đa số các nhà khoa học cho rằng đây là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền. Theo nhiều nghiên cứu hiện nay, bệnh vẩy nến nhẹ mang tính chất di truyền cao, tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 5 đến 50%.
Nếu bệnh khởi phát sớm ở độ tuổi từ 16-22 thì nguyên nhân cao là do có liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền. Ngoài khởi phát sớm, bệnh cũng sẽ diễn tiến nhanh, phức tạp và hoàn toàn có thể lan rộng ra toàn thân. Trường hợp bệnh khởi phát ở độ tuổi ngoài 50 Còn nếu như sau tuổi 50 mới khởi phát thì các triệu chứng thường sẽ chỉ khu trú tại một số vùng nhất định trên cơ thể.
4. Bệnh vẩy nến nhẹ có lây không? Có chữa khỏi hoàn toàn được không?
4.1. Liệu căn bệnh vẩy nến nhẹ có lây lan không?
Do vẩy nến nhẹ là một bệnh lý da liễu nên phần lớn người bệnh đều lo lắng về việc lây nhiễm khi tiếp xúc ngoài da. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y học gần đây cho thấy, bệnh không có khả năng lây nhiễm qua việc tiếp xúc. Ngoài ra, nếu bệnh vẩy nến nhẹ được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng bệnh lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể là rất hiếm khi xảy ra.
4.2. Liệu bệnh vẩy nến nhẹ có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Cho đến thời điểm hiện tại, y học chưa có biện pháp nào chấm dứt được vảy nến một cách triệt để. Mục tiêu chính vẫn là kiểm soát các đợt cấp của bệnh, ngăn ngừa và hạn chế biến chứng xảy ra. Có thể kể đến các phương pháp hay gặp trong điều trị vẩy nến nhẹ như:
- Điều trị tại chỗ: Đối với bệnh nhân bị vẩy nến nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc làm mềm da, bôi corticoid, sử dụng chất hắc ín, acid salicylic hoặc các dẫn chất của vitamin D.
- Điều trị tại một số vị trí đặc biệt: Khi tổn thương chỉ xuất hiện tại các vùng như da đầu hay móng thì có thể kiểm soát tại nhà bằng việc sử dụng dầu gội hay bôi thuốc ngoài da.
- Sử dụng tia cực tím UVB: Có thể kết hợp với hắc ín hoặc các dẫn chất của vitamin D bôi ngoài da trong thời gian dài. Phương pháp này được cho là ít có tác dụng phụ khi dùng kéo dài tuy nhiên vẫn đang được kiểm chứng.
Xem thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi được không?
5. Những thói quen/yếu tố khiến bệnh vẩy nến nhẹ trở nên nặng hơn
Dưới đây là một số yếu tố và thói quen góp phần làm cho bệnh vẩy nến nhẹ trở nên nặng hơn:
- Tuổi: Độ tuổi hay gặp nhất lúc phát bệnh lần đầu là lứa tuổi từ 20-30. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có khoảng 2,79% phát bệnh sau tuổi 50.
- Nhiễm khuẩn: Khi có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thể làm tăng nguy cơ mắc vẩy nến nhẹ, đặc biệt phổ biến ở trẻ em.
- Stress: Tình trạng căng thẳng về tinh thần hay có một chấn thương tâm lý nào đó có thể làm bệnh vẩy nến nhẹ khởi phát hoặc nặng thêm.
- Chấn thương thượng bì: Những tổn thương ở da như vết nứt, bỏng, trầy xước hay sẹo mổ đều có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh.
- Rối loạn nội tiết.
- Rối loạn chuyển hóa.
- Nghiện rượu và thuốc lá: Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều rượu bia, thuốc lá có thể làm bệnh vẩy nến nhẹ trở nên trầm trọng hơn.
- Thay đổi khí hậu, môi trường sống: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến vảy nến.
6. Phương pháp phòng ngừa bệnh vẩy nến nhẹ
Để hạn chế những tiến triển xấu của bệnh vẩy nến nhẹ, thói quen sinh hoạt và phong cách sống đóng một vai trò rất quan trọng. Do đó, người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau:
- Giữ gìn và vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách.
- Tránh để da khô và bị tổn thương hay tác động từ các yếu tố bên ngoài.
- Chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ trước 9 giờ sáng.
- Luôn giữ cho trạng thái tinh thần ổn định, tránh lo lắng, căng thẳng.
- Không sử dụng những sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Giảm thiểu thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung nhiều acid folic và omega-3 trong khẩu phần ăn hàng ngày.
7. Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến nhẹ
Bệnh vẩy nến nhẹ sẽ không quá đáng ngại nếu như được phát hiện sớm và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu là ngăn ngừa tiến triển bệnh đồng thời giảm số lần tái phát xuống mức thấp nhất. Tùy thuộc vào ưu nhược điểm cũng như thể trạng từng bệnh nhân mà sẽ áp dụng phương hướng điều trị khác nhau. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị vẩy nến nhẹ phổ biến nhất hiện nay:
7.1. Điều trị vảy nến theo Tây Y
Đây là phương pháp được nhiều người bệnh tìm đến hiện nay bởi tính hiệu quả nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của bệnh nhân và giảm nhanh các biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi sử dụng các chế phẩm của glucocorticoid nên việc dùng thuốc hay điều trị phải được tiến hành dưới sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ.
7.2. Điều trị vảy nến theo Đông Y
Trong Đông y thì vảy nến có liên quan mật thiết đến rối loạn chính khí. Từ đó, làm cho các ngoại tà như phong, nhiệt, thấp xâm nhập vào cơ thể gây huyết nhiệt, không sinh dưỡng được cho da làm da khô, đóng vảy và bong tróc. Theo biện chứng của Y học cổ truyền chỉ ra rằng: “Để điều trị vảy nến cần giải quyết từ căn nguyên gây bệnh mới có thể chặn đứng được bệnh”. Phương pháp này tuy hiệu quả chậm nhưng ít tác dụng phụ. Từ đó, có thể dùng kéo dài và hạn chế được tối đa số lần tái phát bệnh.
Viên uống Thiên Phục Liễu là giải pháp toàn vẹn, kết thúc nỗi lo lắng về bệnh vảy nến. Sản phẩm là sự kết hợp của 6 vị dược liệu, hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn và lành tính cho người bệnh. Được đội ngũ chuyên gia đi đầu về da liễu nghiên cứu và bào chế dưới dạng viên uống, vừa tiện lợi trong việc sử dụng vừa đáp ứng được hiệu quả điều trị bệnh. Xem thêm thông tin về sản phẩm viên uống Thiên Phục Liễu tại đây.