Vảy nến đồng tiền: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Bệnh vẩy nến có nhiều thể đa dạng và tác động lên các vùng da khác nhau trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là vảy nến đồng tiền. Đây là một dạng viêm da cơ địa thường gặp. Tuy không lây nhiễm nhưng các tổn thương trên da cùng các mảng vảy trắng, bong tróc gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Tham khảo bài viết dưới đây để có thể nhận biết và đưa ra hướng điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

1. Bệnh vảy nến đồng tiền là gì?

Vảy nến đồng tiền là thể điển hình và hay gặp nhất của bệnh vẩy nến. Thường xuất hiện sau khi da gặp phải các tổn thương như bỏng, trầy xước hoặc côn trùng cắn. Tình trạng này dẫn đến hình thành vết hoặc nhiều mảng đỏ trông giống hình đồng tiền. Kích thước của các vết này thường từ 1-3cm và tồn tại trong thời gian dài lên tới vài tháng.

Vảy nến đồng tiền
Vảy nến đồng tiền

Bệnh vảy nến đồng tiền thường gặp ở nam nhiều hơn so với nữ giới, khởi phát lúc niên thiếu hoặc thanh niên. Đây là một bệnh lý mạn tính. Tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng tới da và các khớp gây cản trở sinh hoạt và cuộc sống người bệnh.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của vảy nến đồng tiền

2.1. Nguyên nhân

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh vẩy nến thể đồng tiền. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, bệnh có liên quan đến sự suy giảm hệ miễn dịch và có yếu tố di truyền (chiếm tới 70% tổng số ca mắc). Theo đó, phần lớn người bệnh bị vảy nến đồng tiền thường có tiền sử mắc bệnh hoặc gia đình có người bị dị ứng, viêm da.

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ được xác định là góp phần làm khởi phát cũng như thúc đẩy bệnh vảy nến đồng tiền tiến triển mạnh như:

  • Tuổi tác: Các biểu hiện bệnh thường xuất hiện nhiều nhất là ở lứa tuổi từ 20-30, một số ít gặp ở độ tuổi 50-60 chiếm khoảng 2,79%.
  • Nóng trong cũng là một yếu tố làm tăng khả năng khởi phát bệnh.
  • Hiện tượng Koebner: Là những tổn thương da như vết nứt, bỏng, sẹo mổ hay trầy xước có thể làm cho vảy nến đồng tiền phát triển và lan đến các vùng sau đó.
  • Sử dụng các thuốc như lithium, chloroquine và thuốc chẹn beta: Đây là các thuốc dùng cho bệnh tim mạch, rối loạn cảm xúc đều có thể gây khởi phát phản ứng ban đỏ của vảy nến đồng tiền ở những bệnh nhân nhạy cảm.
  • Do căng thẳng, stress kéo dài.
  • Uống rượu và hút thuốc lá.
  • Thay đổi môi trường, khí hậu.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

2.2. Triệu chứng của vảy nến đồng tiền

Giống như các bệnh lý về da liễu khác, vảy nến đồng tiền xuất hiện với rất nhiều dấu hiệu đặc trưng biểu hiện trên da, cụ thể như:

  • Da khô, nổi những nốt đỏ giống như hình đồng tiền có đường kính từ 1-3cm.
  • Ranh giới rõ với vùng da lành.
  • Dày sừng, da nổi cộm lên và dễ bị bong tróc vảy.
  • Tổn thương có thể xuất hiện nhiều ở các vị trí trên cơ thể như lưng, bụng, ngực, đầu gối hay khuỷu tay…
  • Nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến bị viêm khớp, đau khớp…

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến.

3. Các phương pháp điều trị vảy nến đồng tiền hiệu quả

3.1. Sử dụng quang trị liệu

Quang trị liệu (hay còn có tên gọi khác là liệu pháp ánh sáng) dùng ánh sáng để tiêu diệt hay giảm sức sinh sản của các tế bào gây bệnh và chống lại quá trình phân bào. Liệu pháp ánh sáng chỉ dùng cho các trường hợp mẫn cảm hoặc không mang lại hiệu quả khi dùng thuốc. Bởi phương pháp này có thể gây rát bỏng, tốn thời gian và chi phí lớn nên không được sử dụng rộng rãi.

Quang trị liệu
Quang trị liệu

3.2. Phương pháp sinh học chữa vảy nến đồng tiền

Phương pháp sinh học được hiểu là sử dụng các chất sinh học có sẵn hoặc tạo ra từ cơ thể người bệnh. Cách này khá hiệu quả nếu như thuốc tương thích với cơ thể. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới có nền y học phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Úc… Ở Việt Nam thì ít phổ biến hơn do chi phí điều trị lớn.

Hiện tại, có hai nhóm thuốc sinh học chính dùng trong vảy nến là:

  • Những thuốc hướng Cytokine: Infliximab, etanercept, adalimumab…
  • Những thuốc hướng tế bào T hay các tế bào trình diện kháng nguyên như: Efalizumab, alefacept…

Khi sử dụng các thuốc sinh học này có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, tăng bạch huyết và có nguy cơ bị ung thư.

Tiêm sinh học
Tiêm sinh học

4. Những lưu ý trong việc điều trị vảy nến đồng tiền

Do tính chất dễ tái phát nên bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng nên lưu ý một vài nguyên tắc để tăng hiệu quả điều trị vảy nến đồng tiền:

  • Vệ sinh cơ thể cẩn thận, sạch sẽ. Chúng ta nên sử dụng sữa tắm hoặc dầu gội có nguồn gốc từ dược liệu để an toàn, tránh gây kích ứng da, phòng ngừa lây lan cũng như tái phát bệnh.
  • Dùng kem chống nắng hoặc che chắn cơ thể cẩn thận khi ra ngoài.
  • Tránh tiêu thụ các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Hạn chế gãi hay chà xát mạnh lên vùng da tổn thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để hạn chế va chạm vào da bị tổn thương.
  • Có thể tắm nắng vào buổi sáng từ 6-8 giờ để hấp thu vitamin D và biệt hóa tế bào sừng.
  • Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc chuyên gia về da liễu để lựa chọn đúng thuốc.
Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến
Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến

5. Phương pháp ngăn ngừa vảy nến đồng tiền tái phát

5.1. Điều trị tại chỗ

Các thuốc điều trị tại chỗ mang lại lợi ích tác động trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng và đạt nồng độ cao tại vị trí dùng thuốc. Từ đó làm tăng tác dụng của thuốc. Một số thuốc dùng tại chỗ như:

  • Acid salicylic: Chất này có hiệu quả làm giảm vẩy với nhiều dạng chế phẩm, kết hợp hoặc dùng đơn độc để điều trị vảy nến đồng tiền.
  • Hắc ín: Thuộc nhóm thuốc thay thế, dùng ở dạng hỗn hợp kết hợp với chất làm mềm da, acid salicylic, corticoid để bôi giúp làm sạch da và kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm.
  • Corticosteroid: Thuốc này được sử dụng rộng rãi trong vảy nến đồng tiền giúp giảm viêm và các mảng vảy cấp.
  • Tazarotene: Có tác dụng chống viêm mạnh trên các mảng của vảy nến đồng tiền. Dùng kết hợp với quang trị liệu hoặc corticoid để nâng cao hiệu quả và khả năng dung nạp.

5.2. Điều trị toàn thân

Phương pháp này chỉ áp dụng khi bệnh vảy nến đồng tiền tiến triển nặng và lan rộng, không dung nạp với các thuốc dùng tại chỗ.

  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Ciclosporin, corticosteroid. Hai thuốc này có hiệu quả tốt trong việc ức chế mảng vảy.
  • Retinoid: Có công dụng là ức chế và kìm hãm sự phát triển của các tế bào sừng, ngăn ngừa những thay đổi ác tính ở da.
  • PUV: là sự kết hợp của psoralen đường uống và tia cực tím.

6. Lời khuyên hữu ích của chuyên gia trong việc điều trị vảy nến đồng tiền

Theo chuyên gia Trần Thành Luân – Giám đốc Công ty TNHH Y dược Luân Thành “Điều trị vảy nến đồng tiền không phải là việc một sớm một chiều mà đòi hỏi phải kiên trì mới đạt được kết quả tốt.” Hiện nay, có rất nhiều biện pháp hữu hiệu mà người bệnh có thể tìm đến như Đông Y hay Tây Y. Đồng thời kết hợp thêm một số biện pháp tại nhà để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Ngoài ra, chuyên gia còn nhấn mạnh, vẩy nến là một bệnh lý mãn tính nên việc điều trị sẽ kéo dài và nếu muốn chấm dứt vảy nến đồng tiền thì phải bắt đầu từ căn nguyên gây ra bệnh. Chỉ khi giải quyết được yếu tố tự phát từ bên trong cơ thể thì các triệu chứng bên ngoài của bệnh mới được cải thiện.

Giám đốc Trần Thành Luân vinh dự được sướng tên trong hạng mục giải thưởng Lương Y Lừng Danh Đất Việt
Giám đốc Trần Thành Luân vinh dự nhận giải thưởng Lương Y Lừng Danh Đất Việt

Người bệnh nên sử dụng những loại thuốc từ các vị dược liệu thiên nhiên để giải quyết căn nguyên từ bên trong nhằm hạn chế tái phát và an toàn cho sức khỏe. Hiện nay trên thị trường dược phẩm có khá nhiều loại thuốc uống điều trị vẩy nến, tuy nhiên, chỉ có một vài sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao.

Một trong số những sản phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả hiện nay là Viên uống Thiên Phục Liễu – sản phẩm chính hãng của Công ty TNHH Y dược Luân Thành. Để tìm hiểu và mua được đúng sản phẩm bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.