Nhiệt miệng là một triệu chứng thường thấy và có thể gặp ở tất cả chúng ta. Tuy nhiên, để tìm được loại thuốc trị nhiệt miệng tốt và ngăn ngừa khả năng tái phát đòi hỏi người bệnh cần có thông tin đầy đủ về cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Từ đó, tự họ mới chọn được loại thuốc trị nhiệt miệng phù hợp. Các bạn hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Những điều cần biết về bệnh lý nhiệt miệng
1.1. Thế nào là nhiệt miệng?
Đây là tình trạng viêm loét ở vùng miệng, diễn biến nhẹ nhưng rất thường gặp. Thông qua nghiên cứu dịch tễ, người ta thấy rằng có tới hơn 50% dân số thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Đồng thời, số lượng nữ giới bị nhiệt miệng cao hơn so với nam giới.
1.2. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiệt miệng
Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một hoặc nhiều đốm loét nhỏ với kích thước chừng 1-2mm. Sau đó, những vết loét này tiến triển nặng hơn, kèm theo dấu hiệu sưng đỏ và có dịch bên trong ổ loét. Nếu người bệnh không tìm được thuốc trị nhiệt miệng phù hợp, tình trạng bệnh có thể xấu đi và gây ra nhiều bất tiện trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.
1.3. Ai dễ bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng có thể gặp ở mọi độ tuổi. Những người đang sinh sống tạo vùng khí hậu nhiệt đới, sinh hoạt thiếu điều độ, chức năng gan suy giảm và thường xuyên nóng trong người sẽ hay gặp tình trạng nhiệt miệng hơn cả.
1.4. Nhiệt miệng do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, như bất thường biên độ nhiệt của thời tiết, sự thiếu hụt acid folic trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhiễm ký sinh trùng hoặc do một vi sinh vật nào đó gây nên. Tuy nhiên, nóng trong người là căn nguyên chủ yếu gây ra phần lớn các bệnh lý nhiệt miệng ở người bệnh.
2. Các thuốc trị nhiệt miệng đang được áp dụng hiện nay
2.1. Thuốc trị nhiệt miệng dạng bôi ngoài
Đây là loại thuốc trị nhiệt miệng thường được chúng ta sử dụng nhiều nhất. Thuốc cho hiệu quả tức thì nhằm giải quyết các triệu chứng đau, nhức do nhiệt miệng gây ra tại chỗ. Thuốc nhiệt miệng dạng bôi thường chứa các hoạt chất chống viêm kết hợp cùng giảm đau thành phần.
Cơ chế chung của nhóm thuốc này là làm tê liệt bề mặt vết loét, ức chế các đầu mút thần kinh cảm giác khiến người bệnh mất đi cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, thuốc trị nhiệt miệng này chỉ giải quyết được phần ngọn của tình trạng nhiệt miệng, sau một thời gian ngừng sử dụng người bệnh sẽ gặp các triệu chứng trở lại.
2.2. Thuốc trị nhiệt miệng dạng uống
Thuốc trị nhiệt miệng dạng uống thường cho thấy hiệu quả rõ rệt khi được sử dụng kết hợp cùng dạng bôi tại chỗ. Một số thuốc thường được dùng trong điều trị nhiệt miệng như colchicine hay một số thuốc chống viêm dạng corticoid cũng cho đáp ứng tốt.
Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc trị nhiệt miệng theo đường này, bệnh nhân nên bổ sung thêm sắt và một số vitamin cần thiết để thúc đẩy quá trình phục hồi ổ loét. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng viêm và có kèm theo nhiễm khuẩn hay không, mà phác đồ điều trị có thể phối hợp thêm một số loại kháng sinh diệt khuẩn hoặc kháng nấm.
2.3. Thuốc trị nhiệt miệng từ thảo dược tự nhiên
Đây có thể là các bài thuốc nam trị nhiệt miệng từ cây cỏ hoặc các sản phẩm được bào chế từ các hoạt chất thảo dược tinh khiết có tác dụng tốt đối với bệnh nhiệt miệng. Ưu điểm của nhóm thuốc trị nhiệt miệng này là lành tính và thường không để lại tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân.
Đặc biệt, bệnh nhiệt miệng mang tính chất không thể chữa khỏi hoàn toàn và thường có nguy cơ tái lại nhiều lần. Do đó, thuốc trị nhiệt miệng từ thảo dược cho phép chúng ta sử dụng nhiều lần mà không bị giảm tác dụng hoặc xảy ra hiện tượng nhờn thuốc.
Xem thêm bài viết: Người bị nhiệt miệng nên ăn gì?
3. Bật mí phương pháp trị nhiệt miệng từ thảo dược an toàn mà hiệu quả
Để làm giảm nhanh các triệu chứng và cho thấy hiệu quả điều trị tối ưu, bạn nên kết hợp cả các thảo dược dùng trong và dạng bôi ngoài.
3.1. Thảo dược dùng ngoài
Đây là các thảo dược được cha ông ta coi như thuốc trị nhiệt miệng ở dạng bôi tại chỗ. Có thể kể đến một số loại dược liệu sau:
3.1.1. Cỏ mực
Thảo dược có vị ngọt, tính mát, có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc và kháng viêm. Do đó, giúp phục hồi và tái tạo vị trí loét tại khoang miệng. Đồng thời, trong cỏ mực còn chứa một số loại vitamin thiết yếu khác như vitamin E, vitamin A, vitamin K… giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy hiệu quả điều trị.
Để sử dụng loại thảo dược này, người bệnh cần rửa thật sạch cỏ mực, giã nát lấy nước và trộn dịch nước với một lượng mật ong vừa đủ tạo thành hỗn hợp hơi đặc quánh. Sau đó, chấm trực tiếp dịch này vào những vị trí lở loét và sưng đau tại miệng. Bôi 2-3 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy được sự cải thiện đáng kể.
3.1.2. Rau diếp cá
Hàm lượng tinh dầu cao trong rau diếp cá là hoạt chất giúp kháng viêm, tiêu sưng và sát trùng vết loét hiệu quả. Thảo dược này vừa có thể bôi ngoài và uống nước ép. Sau khi rau diếp được hái, đem rửa sạch và giã nhuyễn, phần bã đem chấm trực tiếp vào chỗ loét còn phần dịch ép của thảo dược người bệnh uống trực tiếp để cải thiện tình trạng nóng trong gây ra nhiệt miệng.
3.2. Thảo dược dùng trong
Muốn giảm thiểu thời gian chữa trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát nhiều lần, cần phải tác động được đến nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra bệnh lý nhiệt miệng. Mà như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết, nóng trong người là căn nguyên cơ bản dẫn tới tình trạng này. Do đó, muốn có thuốc trị nhiệt miệng tốt trước hết phải có thuốc trị nóng trong người hiệu quả.
Thanh nhiệt giải độc Luân Thành chính là giải pháp vàng giúp bạn cải thiện rõ rệt các triệu chứng nhiệt miệng và giải quyết hiện tượng nóng trong của bạn. Với sự kết hợp của 9 thành phần thảo dược quý, sản phẩm mang tới hiệu quả vượt trội giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể và hỗ trợ làm giảm các biểu hiện do nóng nhiệt gây ra, trong đó có nhiệt miệng.
Xem chi tiết về công dụng của sản phẩm Thanh nhiệt giải độc Luân Thành TẠI ĐÂY.
Tags: nhiệt miệng, thanh nhiệt giải độc