Mề đay là bệnh về da phổ biến hiện nay, bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khó đẩy lùi, dễ tái phát và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bên cạnh việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, việc cung cấp thực phẩm cho cơ thể cũng rất cần thiết. Vậy khi bị nổi mề đay kiêng ăn gì, nên ăn gì để đẩy lùi bệnh hiệu quả. Cùng Y Dược Luân Thành tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục lục bài viết
Bệnh mề đay là gì?
Mề đay (mày đay) là phản ứng của da khi cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Biểu hiện của triệu chứng này là xuất hiện những mẩn ngứa, ban đỏ, sưng phù trên da gây ngứa rát khó chịu. Bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, lưng, bụng,… Người bệnh càng gãi càng cảm thấy ngứa và mẩn đỏ càng xuất hiện nhiều hơn. Do đó, nhằm hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hiệu quả cũng như tránh tình trạng bệnh thêm nặng, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần có một chế độ ăn uống và kiêng ăn đúng cách.
Nổi mề đay kiêng ăn gì?
Dị ứng mề đay kiêng gì là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng cần quan tâm. Điều này không những giúp giảm nguy cơ bệnh mề đay mà còn thúc đẩy quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh hơn. Bạn cần chú ý kiêng những nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều muối và đường
Khi bị mề đay, người bệnh không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều muối và đường. Bởi đây là nhóm đồ ăn có khả năng kích thích hệ thần kinh ngoại biên khiến các vết mẩn ngứa bị mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, đồ ngọt ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch, làm cho các vết mẩn ngứa trên da khó lành và tăng nguy cơ tái phát bệnh khiến quá trình điều trị mề đay trở nên khó khăn hơn.
Thực phẩm giàu đạm
Người bệnh cần kiêng cữ những thực phẩm chứa nhiều đạm như: tôm, cua, cá biển, hải sản,… Vì khi bị mề đay, những thực phẩm này khiến cơ thể khó tiếp nhận chất dinh dưỡng mà chuyển hóa thành chất khác, dễ gây kích ứng cho cơ thể, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm.
Đồng thời, khi bị dị ứng nổi mề đay hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm việc bổ sung những thực phẩm này sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng đến việc điều trị.
Thực phẩm cay nóng, dầu mỡ
Khi bị mề đay bạn cần kiêng ăn các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ. Bởi những món ăn này sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể phải hoạt động nhiều, liên tục hơn bình thường gây nóng trong người, tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Việc này khiến mề đay bùng phát mạnh, thậm chí khiến da bị khô, nứt nẻ và bong tróc nhiều hơn.
Kiêng sử dụng các chất kích thích
Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích khi bị mề đay như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… Vì những chất này sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến mề đay ngày càng nặng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị.
>>> Tìm hiểu thêm những cách chữa bệnh mề đay bằng mẹo đơn giản tại nhà ngay nhé!
Bệnh mề đay nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm trên, người bệnh mề đay nên ăn gì? Bên cạnh việc kiêng cữ các thực phẩm trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để điều trị bệnh nhanh chóng.
Người nổi mề đay nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như:
Bổ sung thực phẩm chứa vitamin A, C, E
Việc cung cấp các thực phẩm chứa nhiều vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi cơ thể bị nổi mề đay, bạn nên ưu tiên chọn các thực phẩm giàu vitamin A, C và E như: rau xanh, trái cây tươi, củ quả,… Bởi sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường và bổ sung sức đề kháng cho da, giúp bảo vệ da dưới các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho da luôn khỏe mạnh, giảm mề đay hiệu quả.
Thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Khi bị mề đay mẩn ngứa người bệnh cần bổ sung những thực phẩm chứa Omega 3 như: đậu nành, đậu xanh, hạnh nhân, các loại rau xanh,… có tác dụng giúp hạn chế được các độc tố gây bệnh, gây viêm trên da. Việc tăng cường dung nạp vào cơ thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Các loại rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ
Đây là nhóm thực phẩm mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh mề đay mẩn ngứa. Do đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày để tăng cường khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Việc bổ sung nhóm thực phẩm này không chỉ có tác dụng cho sức khỏe tổng thể, mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả, cản trở quá trình phát triển và lây lan của các bệnh trên da.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Việc uống nhiều nước mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị mề đay mẩn ngứa. Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày, nước giúp đào thải những độc tố và thanh lọc cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng nước trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện tổn thương da và triệu chứng do mề đay gây ra.
>>> Tìm hiểu thêm: Bị nổi mề đay liên tục phải làm sao tại link: https://yduocluanthanh.com/bi-noi-me-day-lien-tuc/
Một số lưu ý khi điều trị mề đay
Bên cạnh chế độ ăn uống, khi điều trị mề đay bạn cũng cần lưu ý một số điều như sau:
- Hạn chế gãi mạnh, chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh.
- Không nên lạm dụng thuốc Tây, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
- Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ khoáng, tăng cường sức đề kháng.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Hạn chế tiếp xúc với thú cưng như: chó, mèo,…
- Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để bảo vệ da luôn khỏe.
- Không nên sử dụng xà phòng, sữa tắm, hóa chất tẩy rửa,…
Hy vọng với những chia sẻ trên đây về bệnh nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì sẽ giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất hỗ trợ cho việc điều trị bệnh. Có bất kỳ thắc mắc về bệnh, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhớ theo dõi trang mỗi ngày để có thêm những thông tin về bệnh nha.