Đau đầu mệt mỏi là tình trạng có thể xảy ra thường xuyên ở mọi lứa tuổi và có thể đến từ thói quen sinh hoạt hoặc nguyên do bệnh lý. Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta thường xuyên gặp phải tình trạng này? Để trả lời cho thắc mắc này, bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tham khảo bài viết dưới đây để có được cách điều trị hợp lý.
Mục lục bài viết
1. Đau đầu mệt mỏi nguyên nhân do đâu?
Tình trạng đau đầu mệt mỏi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy nếu gặp triệu chứng này, bạn nên theo dõi nhằm tìm ra nguyên nhân và cách phòng ngừa phù hợp nhất cũng như sớm phát hiện bệnh lý.
1.1. Rối loạn giấc ngủ
Bên cạnh các lý do kể trên, hội chứng mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc cũng là căn nguyên gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi. Bạn có biết, khi cơ thể thiếu ngủ, nồng độ hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể tăng cao, từ đó gây ảnh hưởng tới tâm trạng, dễ dẫn tới căng thẳng thần kinh? Việc rối loạn giấc ngủ có nhiều khả năng gây ra chứng đau nửa đầu.
1.2. Căng thẳng kéo dài
Khi cơ thể bị căng thẳng trong một khoảng thời gian dài, một lượng lớn hormone Cortisol sẽ được sản sinh. Điều này dẫn đến tình trạng huyết áp cao, nhịp tim đập nhanh và gây ra rối loạn tuần hoàn máu, tạo áp lực lên thành mạch. Đây chính là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi kéo dài.
1.3. Thay đổi thời tiết
Khi thời tiết có những thay đổi, biến đổi bất thường sẽ gây nên tác động đối với những những người có sức đề kháng yếu hay dễ mẫn cảm với khí hậu. Do đó, tình trạng này thường gặp ở phụ nữ và người già. Điều này xảy ra do cơ thể không thể kịp thích ứng với những sự biến đổi của thời tiết, dẫn đến lượng máu cung cấp lên não không ổn định, khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu.
1.4. Thiếu máu
Thiếu máu hoặc thiếu sắt chính là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau đầu mệt mỏi. Thiếu máu xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể bạn không đáp ứng đủ yêu cầu, các mô trong cơ thể sẽ không nhận đủ oxy. Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ cảm thấy yếu ớt, lười vận động, chóng mặt, khó thở hoặc móng tay chân rất dễ gãy.
1.5. Các yếu tố khác
Không chỉ vậy, biểu hiện đau đầu đi kèm với cảm giác mệt mỏi còn là hệ quả của các yếu tố sau đây:
- Ăn quá no hoặc quá đói.
- Lạm dụng bia rượu.
- Va chạm, chấn thương vùng đầu.
- Kinh nguyệt.
- Mang thai.
- Trầm cảm.
- Giữ 1 tư thế quá lâu.
- Một vài trường hợp bệnh lý khác.
2. Đau đầu mệt mỏi do căng thẳng biểu hiện ở những triệu chứng gì?
- Cảm giác đau âm ỉ và bóp siết tại các vị trí như trán, thái dương, chẩm, đỉnh đầu. Những vị trí đau này có thể thay đổi thường xuyên và cường độ đau sẽ tăng dần.
- Nặng đầu và đau âm ỉ vùng gáy trong suốt một ngày dài.
- Đau nửa đầu, đi kèm các triệu chứng như: ù tai, mờ mắt, buồn nôn, mức độ đau tăng lên khi có tiếng ồn hoặc stress…
- Các cơ ở vùng mặt và cổ đau nhức.
Những triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây giảm tác dụng của thuốc. Nếu những triệu chứng trên không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán một cách chính xác nhất.
Xem thêm: Miệng đắng người mệt mỏi là biểu hiện của bệnh lý gì?
3. Cách làm giảm và phòng tránh tình trạng đau đầu mệt mỏi
Khi phát hiện thấy các cơn đau đầu xuất hiện, bạn có thể áp dụng những cách sau để giảm bớt triệu chứng này:
3.1. Sử dụng thuốc giảm đau
Phương pháp giảm đau bạn có thể nghĩ tới trước tiên là sử dụng thuốc giảm đau để nhanh chóng loại bỏ cơn đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được phép tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định hoặc hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.
3.2. Ngâm chân với nước nóng
Ngâm chân trong nước nóng là một trong những cách chữa đau đầu mệt mỏi được lưu truyền rất nhiều trong các phương pháp chữa trị dân gian. Biện pháp này giúp cơ thể thư giãn, giảm áp lực, cân bằng cảm xúc và loại bỏ chứng đau đầu.
3.3. Mát-xa vùng cổ, vai, gáy và lưng thường xuyên
Việc thường xuyên massage cổ vai gáy không chỉ giúp làm mềm các mô cơ mà còn có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng. Ngoài ra, việc thường xuyên massage còn giúp cơ thể thư giãn, giảm thiểu tình trạng mất ngủ và cải thiện tình trạng mệt mỏi sau mỗi giờ làm việc kéo dài.
3.4. Cách phòng tránh và ngăn ngừa tình trạng đau đầu mệt mỏi xuất hiện thường xuyên
Tình trạng đau đầu mệt mỏi hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Một số biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh tình trạng này có thể kể đến như:
- Thường xuyên tập luyện thể thao phù hợp với thể trạng của bản thân. Thói quen này giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể của chúng ta và làm chậm quá trình lão hóa.
- Giữ tinh thần thư giãn, thoải mái và tránh căng thẳng.
- Uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng.
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ về những biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh chứng đau đầu mệt mỏi. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm về triệu chứng cũng như trang bị kiến thức hữu ích cho mình. Chúc bạn sớm tìm ra cách điều trị bệnh và luôn có được sức khỏe dồi dào.