Hỏi: Chào chuyên gia, tôi bị nhiệt miệng đã hơn 2 tháng nay, lưỡi đau rát và nổi nhiều mụn li ti quanh miệng. Tôi đã mua nhiều loại thuốc về bôi nhưng tình trạng không giảm đáng kể, tôi ăn gì cũng không thấy ngon. Chuyên gia cho tôi hỏi bị nhiệt miệng nên ăn gì thì đỡ đau và giảm được tình trạng này?
Chuyên gia trả lời:
Triệu chứng nhiệt miệng là dấu hiệu rất thường gặp trong đời sống hàng ngày và bị nhiệt miệng nên ăn gì luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần hiểu rõ về tình trạng nhiệt miệng của mình và đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Các thể nhiệt miệng thường gặp
Nhiệt miệng là một bệnh lý có tính chất chu kỳ và các triệu chứng của lần sau sẽ xuất hiện tương tự như lần trước. Mỗi đợt nhiệt miệng có thể kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Người bệnh có thể gặp phải một trong các thể nhiệt miệng sau:
1.1. Nhiệt miệng thể nhẹ
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy miệng nổi một vài nốt mụn nhỏ với kích thước khoảng 1-2mm. Nốt mụn hơi rắn và nổi lên bề mặt niêm mạc khiến cho người bệnh có cảm giảm hơi đau.
1.2. Lở miệng
Loét miệng là giai đoạn các nốt mụn căng phồng lên kèm dịch bên trong, vỡ ra và hoại tử. Quá trình này diễn ra trong 1-2 ngày và các nốt mụn sẽ hình thành một lớp dịch màu vàng nhạt bao phủ bề mặt.
1.3. Loét miệng
Đây là giai đoạn gây ra nhiều khó chịu nhất, người bệnh sẽ cảm giác đau, xót khi ăn thức ăn và thậm chí nuốt nước bọt. Do đó, ai bị nhiệt miệng nên ăn gì để tránh làm tổn thương lên vết loét ở giai đoạn loét miệng.
2. Cơ chế gây ra nhiệt miệng
Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của nhiệt miệng vẫn chưa được nghiên cứu và giải thích đầy đủ, Phần đa các nhà khoa học cho rằng, tình trạng nhiệt miệng đến từ thói quen ăn uống và tình trạng nóng trong người hoặc sự gián đoạn trong quá trình thải độc gan gây ra.
Do đó, muốn làm giảm nhanh tình trạng này hoặc tìm hiểu việc bị nhiệt miệng nên ăn gì, người bệnh cần biết chính xác mình bị nhiệt miệng do tác nhân nào.
Xem thêm bài viết: Cơ thể mệt mỏi là biểu hiện của bệnh gì?
3. Người bị nhiệt miệng nên ăn gì?
3.1. Tăng cường bổ sung các thực phẩm thanh nhiệt cơ thể
3.1.1. Rau má
Chữa nhiệt miệng bằng rau má là một trong những kinh nghiệm dân gian hữu ích giúp cải thiện các vết loét nhanh chóng chỉ sau vài ngày.
Theo dân Y học phương Đông, rau má là thảo dược có vị ngọt, tính mát, thể hiện tác dụng thanh nhiệt giải độc và chữa nhiều bệnh về răng miệng rất tốt. Theo quá trình phát triển của Y học hiện đại, người ta chứng minh được hoạt chất Triterpenoids trong cây có khả năng chống viêm, làm lành vết loét. Đồng thời, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình làm se vết thương.
Bạn có thể sử dụng rau má theo một trong 3 cách sau đây:
- Sử dụng rau má tươi rửa sạch, giã lấy dịch nước ép uống hàng ngày.
- Vẫn lấy dịch ép của rau má, ngậm chừng 5-10 phút mỗi ngày để làm lành ổ loét.
- Sử dụng rau má như một loại thực phẩm hàng ngày, đem luộc hoặc nấu canh trong thực đơn bữa ăn.
Rau má là một lựa chọn tuyệt vời cho câu hỏi bị nhiệt miệng nên ăn gì. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng loại rau này liên tục quá 1 tháng.
3.1.2. Củ cải
Trong củ cải trắng ngoài 92% thành phần nước, còn chứa một lượng lớn vitamin A và vitamin C. Đây là 2 loại vitamin thiết yếu cho cơ thể và nếu thiếu đi sẽ trở thành nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
Mặt khác, vitamin C được coi là một chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh, do đó tăng cường bổ sung thực phẩm này sẽ giúp vết loét nhanh liền và tránh để lại sẹo.
3.2. Sử dụng các loại thịt có tính mát
Người bị nhiệt miệng nên ăn gì mát sẽ tốt cho tình trạng của mình hơn. Đối với các loại thịt, người bệnh nên sử dụng thịt vịt, thịt ngan thay vì thịt lợn hay hải sản để tránh làm gia tăng tình trạng viêm loét của mình.
3.3. Uống nhiều nước
Nước được coi như một dung môi giúp thanh lọc cơ thể và tái tạo các tế bào. Uống nhiều nước giúp đào thải các độc tố tích trữ lâu ngày, làm trơn tru các bộ máy vận hành và thanh nhiệt cơ thể.
Thông thường, một người trưởng thành nên tự bổ sung cho cơ thể mình khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.
Xem thêm bài viết: Cách chữa mụn nhọt nhanh nhất.
4. Một số lưu ý cho người bị nhiệt miệng
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bị nhiệt miệng nên ăn gì, chúng ta cũng cần tránh sử dụng một số nhóm sản phẩm có hại đối với tình trạng nhiệt miệng, bao gồm:
- Thực phẩm hoặc gia vị cay nóng: ớt, hạt tiêu, gừng, thịt chó…
- Nói không với những đồ uống có cồn hay chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước ngọt… bởi chúng có thể là tác nhân khiến vết loét của bạn trầm trọng hơn.
- Hút thuốc lá.
- Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh việc hạn chế những loại thực phẩm trên, người bệnh cũng cần xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học và chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng với một loại tác nhân gây nhiệt miệng.
Hy vọng với những thông tin chi tiết mà Y dược Luân Thành cung cấp, người bệnh sẽ hiểu hơn về căn bệnh nhiệt miệng của mình và tự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi bị nhiệt miệng nên ăn gì. Chúc bạn sức khỏe!
(Thông tin hữu ích) Sản phẩm Thanh nhiệt giải độc Luân Thành
Chế độ dinh dưỡng và ăn uống sẽ tác động phần lớn đến thời gian hồi phục và mức độ tái phát của nhiệt miệng. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình này được nhanh hơn, chúng ta có thể kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, làm mát gan để loại trừ các nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng.
Thanh nhiệt giải độc Luân Thành là giải pháp cải thiện rõ rệt tình trạng nhiệt miệng của bạn. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu, kết hợp nhiều nguyên dược liệu quý trong cùng một công thức và trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ. Trải qua nhiều năm hoạt động, Thanh nhiệt giải độc Luân Thành đã chiếm trọn niềm tin của người sử dụng bởi chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.
Xem chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Tags: nhiệt miệng, thanh nhiệt giải độc