Người gặp phải tình trạng mụn nhọt luôn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm để giảm bớt các nốt nhọt và ngăn chặn chúng tái phát. Vậy bị mụn nhọt kiêng ăn gì? Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng bị nổi mụn nhọt?
Thực phẩm được dung nạp vào cơ thể hàng ngày chính là nguồn tác nhân chính quyết định mức độ và tần suất nổi mụn của làn da. Việc thường xuyên sử dụng các loại thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh và những thực phẩm độc hại sẽ tàn phá nghiêm trọng làn da và cơ thể của bạn. Sự mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng có thể gây ra một số tác động dẫn tới mụn nhọt như sau:
- Thay đổi chức năng của một số hoocmon liên quan tới quá trình điều tiết bã nhờn của da. Điển hình là việc tiết quá mức insulin kích thích làn da tăng tiết dầu, gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn tới mụn nhọt.
- Chức năng thải độc của gan suy giảm: Việc liên tục đưa vào cơ thể những thực phẩm không lành mạnh sẽ trực tiếp tạo thêm gánh nặng cho gan và làm tổn thương chức năng của cơ quan này. Khi khả năng thải độc của gan bị quá tải, các độc tố lâu ngày tích tụ tại cơ quan này sẽ dần gây độc cho chính cơ thể, tác động thông qua da và đưa đến hiện tượng mụn nhọt.
- Thiết hụt các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là các vitamin nhóm B (B1, B12, B3). Dấu hiệu của sự suy giảm vitamin sẽ là sự xuất hiện bất thường của các nốt nhọt tại vùng mặt, lưng và cánh tay.
Do đó, chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết tới việc bạn có bị nổi mụn hay không và mức độ suy giảm của mụn nhọt khi đáp ứng với điều trị.
2. Người bị mụn nhọt kiêng ăn gì?
2.1. Sữa tách béo và các chế phẩm từ sữa
Theo Bobby Buka, bác sĩ da liễu New York và Giám đốc điều hành của The Dermatology Specialists: Sữa tách béo có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Nó chứa các hormone tăng trưởng của bò có thể phân hủy chất béo. Vì không có chất béo trong sữa tách béo nên chúng không tan. Những hormone đó, tồn đọng trong cơ thể, có thể gây ra mụn trứng cá. Do đó, người bị mụn nhọt kiêng ăn gì liên quan tới chế phẩm này.
Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng sữa nguyên hạt hoặc sữa yến mạch. Đặc biệt, bạn có thể thay thế sữa bằng sữa chua giàu lợi khuẩn. Các probiotics có trong sữa chua sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch và các nghiên cứu cũng cho thấy chúng giúp giảm viêm, làm nhẹ các triệu chứng của viêm hiệu quả.
2.2. Thức ăn được làm từ tinh bột tinh chế
Đây là câu trả lời lý tưởng cho việc bị mụn nhọt kiêng ăn gì. Theo MacGregor, “Bất kỳ thực phẩm tinh chế, đường hoặc ngũ cốc nào (mì ống, bánh mì trắng, món tráng miệng, nước trái cây hoặc soda) đều là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và do đó, giải phóng đường vào máu. Điều này tàn phá cơ thể chúng ta, gây tổn thương da (và tổn thương các hệ thống cơ thể khác), gây viêm và làm trầm trọng thêm mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ và các rối loạn da gây mụn nhọt khác”.
Bạn nên sử dụng những loại thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến sẽ tốt hơn cho sức khỏe tổng thể và tình trạng mụn nhọt của mình. Thực phẩm toàn phần không qua chế biến, cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, tất cả đều giúp bảo vệ làn da của chúng ta và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm nguyên chất cung cấp chất béo để giữ cho làn da của chúng ta ẩm, chất xơ để giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và protein để giúp phục hồi da.
Xem thêm: Nóng trong người nổi mụn nên uống gì để cải thiện?
2.3. Khi bị mụn nhọt cần kiêng các loại đồ ăn nhanh (Fast food)
Đây chắc hẳn sẽ là nhóm thực phẩm ưa thích của nhiều bạn trẻ hiện nay, bởi hương vị hấp dẫn và sự tiện lợi mà những món ăn này mang lại. Tuy nhiên, nếu bạn đang ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh, nó sẽ biểu hiện trên da của bạn.
Những thực phẩm này có xu hướng chứa nhiều tinh bột tinh chế hơn, có nghĩa là hàm lượng đường cao hơn và giá trị dinh dưỡng thấp hơn. Carb tinh chế làm lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến, gây viêm và tăng sản xuất bã nhờn, có thể dẫn đến mụn nhọt, mụn trứng cá.
Tác dụng này sẽ càng thể hiện rõ hơn trên những bệnh nhân đang có tình trạng nổi mụn ở mức độ từ vừa tới nặng. Do đó, kể cả khi có hay không nổi mụn, lời khuyên là người bị mụn nhọt kiêng ăn gì có chứa những loại thức ăn này.
2.4. Cần hạn chế ăn các loại chocolate để cải thiện tình trạng nổi mụn nhọt
Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy những người ăn nhiều sô cô la dễ nổi mụn hơn. Nhưng nguyên nhân và cơ chế cụ thể lại chưa được tìm hiểu rõ. Thành phần chính của sản phẩm này là cacao và đường. Trong một nghiên cứu, những người ăn sô cô la với lượng ca cao gấp 10 lần có nguy cơ bị nổi mụn cao hơn những người không ăn thường xuyên. Sô cô la đen, ít đường và sữa, có thể là lựa chọn tốt hơn nếu bạn đang cố gắng kiểm soát tình trạng mụn của mình.
Xem thêm: Cách chữa mụn nhọt bằng lá cây hiệu quả nhất.
3. Thanh nhiệt giải độc Luân Thành – Lớp áo giáp kiên cố giúp đẩy lùi mụn nhọt
Bị mụn nhọt kiêng ăn gì và nên bổ sung các nhóm thực phẩm nào là một vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng liệu có giải quyết được triệt để căn bệnh mụn nhọt dai dẳng?
Thức ăn chỉ là một trong những tác nhân gây ra mụn nhọt và việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh sẽ chỉ giúp giảm thiểu phần nào nguy cơ bị mụn trên làn da của bạn. Để chữa trị hiệu quả tình trạng này, chúng ta cần giải quyết được các vấn đề ở sâu bên trong cơ thể, điển hình là lá gan của bạn.
Thanh nhiệt giải độc Luân Thành được nghiên cứu với sứ mệnh giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Với các thành phần hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu tự nhiên, sản phẩm mang tới giải pháp toàn diện giúp hỗ trợ bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh, từ đó cải thiện tình trạng mụn nhọt nhanh chóng.
Để hiểu rõ về cơ chế giải độc và bảo vệ gan của sản phẩm, cũng như thông tin về hoạt chất và các tiêu chuẩn kiểm nghiệm, các bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.