Sau sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì vẫn gặp phải bệnh lý nổi mề đay. Nổi mề đay sau sinh là tình trạng nổi các nốt mẩn gây ngứa xuất hiện do thể trạng, hệ miễn dịch suy giảm, nội tiết tố vừa bị thay đổi. Nổi mề đay thường xuất hiện đột ngột và có thể biến mất trong vòng 24 giờ. Một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay có thể kéo dài dai dẳng gây cảm giác ngứa nhiều và kéo theo ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Mục lục bài viết
Tổng quan về bệnh nổi mề đay sau sinh
Nổi mề đay sau khi sinh là gì?
Sau sinh, nội tiết tố bị thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm khiến phụ nữ rất dễ mắc các bệnh về da. Theo thống kê, phụ nữ sau sinh thuộc nhóm có nguy cơ cao về khả năng bị nổi mề đay. Thực tế, các trường hợp sinh mổ tình trạng sẽ dai dẳng và gây ngứa ngáy nhiều hơn sinh thường do hệ miễn dịch giảm và thể trạng.
Nguyên nhân gây bệnh
Đối với bệnh mề đay, thông thường thì bệnh khởi phát do các yếu tố gây dị ứng sau khi tiếp xúc. Với phụ nữ sau sinh, hệ miễn dịch suy giảm, tâm lý cũng như nội tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay.
Một số nguyên nhân thường gặp:
- Nội tiết thay đổi: Sau sinh tình trạng nội tiết không ổn định làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch và gây ra nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Tâm lý căng thẳng: Tình trạng căng thẳng quá mức bởi việc thay đổi từ bên trong và việc chăm con, giờ giấc bị xáo trộn cộng thêm hệ miễn dịch giảm sút gây ra các tổn thương da.
- Thay đổi nếp sống, sinh hoạt: Ở phụ nữ sinh con lần đầu, nhịp sinh hoạt thay đổi hoàn toàn bị xáo trộn mà chưa thể thích nghi ngay nên gây ra tình trạng thiếu ngủ do bị mất giấc vì phải thay tã và cho con bú… điều này chính là tác nhân kích thích mề đay mẩn ngứa khởi phát.
- Chăm sóc cơ thể: Do sinh xong còn nhiều đau đớn cộng thêm quan niệm ở cữ nên việc vệ sinh cá nhân của phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng. Hạn chế tắm gội, kiêng gió, mặc quần áo kín sẽ gây mồ hôi tiết ra nhiều làm bít lỗ chân lông dẫn đến ngứa, viêm đỏ.
- Các loại thuốc: Các loại thuốc gây mê, gây tê sử dụng trong quá trình sinh thường để lại tác dụng phụ gây mề đay.
- Thể trạng: Sức khỏe của phụ nữ sau sinh về tổng thể bị suy giảm nên tạo điều kiện khởi phát bệnh mề đay mẩn ngứa.
Ngoài ra, do cơ thể mới sinh nên nhạy cảm rất dễ bị tác động bởi thời tiết hay các yếu tố bên ngoài như: lông chó, mèo, phấn hoa hay dị ứng thực phẩm dẫn đến nổi mề đay.
Triệu chứng để nhận biết bệnh nổi mề đay sau sinh
- Sẩn ngứa mề đay thường có màu hồng nhạt, đỏ hay màu da có thể khu trú hay lan tỏa trên phạm vi rộng.
- Kích thước của các nốt sẩn không đều, có thể phù nề, nổi cộm hay chỉ là rộp da so với mặt phẳng vung da xung quanh một chút.
- Các tổn thương của nổi mề đay gây ra những cảm giác nóng rát, đau hặc ngứa âm ỉ đến dữ dội.
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh nổi mề đay ở trẻ tại link: https://yduocluanthanh.com/benh-noi-me-day-o-tre-em/
Nổi mề đay sau khi sinh thường kéo dài bao lâu?
Đối với mỗi thể trạng khác nhau thì mức độ dị ứng nổi mề đay cũng khác nhau. Để cơn dị ứng qua mau thì mỗi cá nhân cần phải chú trọng một số điểm sau:
- Sức khỏe: Người có sức khỏe tốt, ít mắc các chứng dị ứng và chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất thì bệnh sẽ bị đẩy lùi nhanh hơn so với người có thể trạng kém và chế độ dinh dưỡng không khoa học.
- Cơ địa: Mỗi người có một cấu trúc da khác nhau nên thời gian hồi phục cũng khác nhau, tình trạng nổi mề đay sẽ dứt khoảng 2-3 hoặc kéo dài vài tuần.
- Mức độ biểu hiện: Ở dạng cấp tính sẽ nhanh lành hơn mãn tính.
Ngoài ra, sau sinh bị nổi mề đay thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người phụ nữ do có cảm giác khó chịu. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng như: huyết áp tụt, sốc phản vệ, nhiễm trùng da, mất ngủ dài gây stress, căng thẳng, trầm cảm …
Phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh có thể áp dụng tại nhà:
- Giữ cơ thể luôn sạch sẽ bằng việc tắm nước mát.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm.
- Sử dụng gel nha đam.
Bên cạnh đó cần thay đổi một số thói quen sau:
- Thay đổi các quan niệm về kiêng nước, mặc quần áo quá dày, kiêng gội đầu, chải răng.
- Sau sinh các sản phụ không nên lao động nặng nhọc vì sẽ làm quá trình hồi phục chậm lại, hệ miễn dịch kém gây bất ổn về nội tiết.
- Về chế độ ăn nên giảm bớt phần đạm do thói quen cũ để kích thích sản xuất sữa. Thay vào đó là cân bằng hàm lượng giữa chất đạm, chất xơ, vitamin. Tránh tình trạng tiêu hóa ứ trệ và mề đay lan rộng.
Các bạn có thể tham khảo thêm các cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay sau sinh bằng cách Click tại đây.
Sử dụng thuốc để điều trị mề đay
Trong trường hợp mề đay gây ngứa nhiều và ảnh hưởng đến đời sống thì nên gặp bác sỹ để được tư vấn cụ thể. Các loại thuốc có thể dùng cho nổi mề đay sau sinh là:
- Các loại thuốc bôi chứa Menthol: Với chiết xuất từ lá bạc hà hoặc lá trầu không, loại thuốc này lành tính nên sử dụng trực tiếp lên vùng tổn thương sẽ giảm được hiện tượng viêm, sưng, giảm đau.
- Các thuốc kháng histamin H1: Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng ức chế hoạt động phóng thích histamin nên giảm được hiện tượng ngứa và cải thiện được các vị trí tổn thương.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc hoàn toàn phải tuân thủ tuyệt đối lời khuyên của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh những rủi ro không mong muốn, có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Giải pháp mới hiện nay hỗ trợ điều trị mề đay an toàn hiệu quả
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm được mời chào là có tác dụng điều trị dứt điểm căn bệnh nổi mề đay này. Nhưng đại đa số mọi người thường hiểu nhầm rằng, bệnh mề đay cơ bản là do gan nóng gây nên do đó chỉ cần sử dụng thuốc mát hay thanh nhiệt giải độc là có thể điều trị được căn bệnh này. Dẫu vậy sau một thời gian điều trị dựa theo nguyên tắc trên, nhưng bệnh vẫn dai dẳng không thể dứt điểm khiến những người bệnh có biểu hiện của sự chán nản.
Trên thực tế, nổi mề đay là căn bệnh khá khó điều trị. Nổi mề đay thực chất là do cơ chế miễn dịch của cơ thể gây nên. Muốn dứt điểm được bệnh mề đay, phải xử lý vào nguyên nhân chính đó là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đồng thời tăng cường làm tăng sức đề kháng của cơ thể thì căn bệnh mề đay mới có thể điều trị dứt điểm được. Nắm được phương pháp điều trị như vậy Trung tâm Y dược Luân Thành đã cho ra sản phẩm viên uống THIÊN PHỤC LIỄU và kem bôi PHỤC LIỄU BÌ (Nội ẩm ngoại đồ: Trong uống ngoài bôi) có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh mề đay đi đúng vào căn nguyên của căn bệnh này.
Do có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoàn toàn lành tính nên bài thuốc điều trị bệnh của Trung tâm Y dược Luân Thành được các mẹ bỉm sữa tin tưởng để hỗ trợ điều trị nổi mề đay sau khi sinh.
Bệnh nổi mề đay sau sinh là vấn đề về da liễu phổ biến. Khi mắc bệnh, người bệnh cần bình tĩnh và theo dõi tiến triển của bệnh và áp dụng những biện pháp phù hợp. Trường hợp nổi mề đay kéo dài nhiều ngày không khỏi thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Hoa
Uống thuốc chống dị ứng được k ban?
Trung Tâm Y dược Luân Thành
Chào bạn Hoa !
Thuốc chống dị ứng có thể giúp bạn đỡ ngứa hơn thôi, không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Thuốc chống dị ứng cũng có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định thôi bạn nhé !
Vì vậy, nếu bạn muốn điều trị căn bệnh này thì mình khuyên bạn không nên sử dụng thuốc chống dị ứng mà nên tìm hiểu kỹ về bệnh để có hướng điều trị hiệu quả nhất bạn nhé !
Đức
Vk mình mới sinh được 2 tháng mà đọc thấy kiêng cữ nhiều quá,đang bị nổi mề đay thế có dùng thuốc bên bạn được k?
Trung Tâm Y dược Luân Thành
Chào bạn Đức !
Sau khi sinh thì vợ bạn phải kiêng nhiều thứ để tránh ảnh hưởng về sau rồi bạn ạ !
nhưng bạn yên tâm, nếu vợ bạn bị mể đay thì vẫn có thể sử dụng được sản phẩm Thiên Phục Liễu của Trung tâm bạn nhé! Sản phẩm này được bào chế hoàn toàn thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn với cơ thể của mẹ và cũng không ảnh hưởng đến bé đang bú bạn nhé !