Tổng hợp 9 loại thuốc chữa vẩy nến mới nhất năm 2022

Bệnh vẩy nến là một bệnh lý phức tạp và đa dạng, đi kèm với các biểu hiện rối loạn trên da. Do đó, việc điều trị thường dựa trên kinh nghiệm, ít được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng. Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của Tây Y và Đông Y, có rất nhiều loại thuốc trị vảy nến khác nhau được ra đời. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc chữa vẩy nến mới nhất và hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tham khảo qua bài viết dưới đây!

1. Các dạng thuốc chữa vẩy nến mới nhất trên thị trường hiện nay

1.1. Thuốc bôi

Trong điều trị bệnh vảy nến, các loại thuốc điều trị toàn thân và thuốc bôi tại chỗ thường được phối hợp với nhau. Trong đó, các loại thuốc bôi tại chỗ trên da đóng vai trò rất quan trọng. Thuốc bôi ngoài da hiện là loại thuốc chữa vẩy nến mới nhất. Nhờ vào ưu điểm tác động trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng và có được nồng độ cao tại vị trí đưa thuốc, mang lại hiệu quả nhanh và rõ rệt. Đồng thời, dạng thuốc này tránh được tác dụng phụ toàn thân mà khi sử dụng thuốc uống có thể xảy ra.

Thuốc bôi trị vẩy nến
Thuốc bôi trị vảy nến

Thuốc được bào chế dưới dạng tuýp bôi nên tiện lợi, dễ dàng trong việc sử dụng. Tuy nhiên, khi phân chia liều dùng còn gặp nhiều khó khăn. Do khó có thể ước tính được lượng thuốc trong một lần bôi. Người bệnh có thể tham khảo cách phân liều theo “đơn vị ngón tay” (FTU). Một FTU tương đương với khoảng 0,5 gram. Được tính là lượng kem thuốc mỡ bóp từ đầu ống thuốc trải dài từ đầu ngón trỏ đến ranh giới đốt 1 và 2 của một người trưởng thành.

1.2. Thuốc uống

Dạng thuốc này thường được chỉ định điều trị toàn thân khi vảy nến nặng và lan rộng, thất bại hay không dung nạp với điều trị tại chỗ hoặc tái phát nhanh sau khi đã chữa khỏi.

Thuốc uống điều trị bệnh vẩy nến
Thuốc uống điều trị bệnh vảy nến

Thuốc uống cũng được xem là thuốc chữa vẩy nến mới nhất. Do có hiệu quả trong các trường hợp vảy nến thể đặc biệt như thể mủ, viêm khớp, hay đỏ da toàn thân. Nhưng chúng cũng mang lại những tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh. Có thể là độc trên tủy xương và tế bào, viêm gan nếu dùng kéo dài. Các thuốc này không được sử dụng khi có ý định thụ thai hoặc nếu sử dụng trong lúc mang thai thì phải có giám sát của các bác sĩ da liễu.

2. Tổng hợp 9 loại thuốc chữa vẩy nến mới nhất 2022

2.1. Viên uống Thiên Phục Liễu

Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tốt nhất hiện nay. Thiên Phục Liễu luôn nằm trong top sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh da liễu được hàng triệu người bệnh tin dùng và lựa chọn. Một sản phẩm được khách hàng đánh giá cao, được Bộ Y tế cấp phép, bởi các thành phần an toàn và đảm bảo hỗ trợ điều trị bệnh đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Viên uống Thiên Phục Liễu
Viên uống Thiên Phục Liễu

Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu độc, khắc phục tình trạng mẩn ngứa, nổi đỏ trên da do vảy nến gây nên.

Tác dụng không mong muốn: Do thành phần 100% là từ thảo dược, được chiết xuất từ các vị dược liệu dùng trong Y học cổ truyền nên hầu như không có tác dụng phụ và không xảy ra tương tác thuốc.

Cách dùng: Uống 2 viên/lần, mỗi ngày 2 lần. Có thể kết hợp thêm với uống bột sắn dây để tăng hiệu quả của thuốc.

2.2. Kem bôi da acid salicylic 5%

Công dụng: Cung cấp độ ẩm cho da, giảm khô, thúc đẩy quá trình bong tróc và loại bỏ vảy. Đồng thời sát trùng, kháng khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm. Là một trong những loại thuốc chữa vẩy nến mới nhất dùng cho bệnh vảy nến da đầu, kết hợp trong vảy nến toàn thân và các thể khác.

Acid salicylic
Acid salicylic

Tác dụng không mong muốn: Khi sử dụng quá liều có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc phát ban trên da đầu, gây rụng tóc tạm thời.

Cách dùng: Bôi khoảng 4 lần/ngày.

2.3. Tretinoin cream 0.05%

Công dụng: Đây là một loại vitamin A tổng hợp. Có tác dụng trong việc điều hòa tăng trưởng và làm biệt hóa tế bào sừng, giảm vảy trắng, kích thích tái tạo mô và tế bào biểu bì da. Dùng trong trường hợp mắc vảy nến diện rộng, toàn thân, thể mủ và thể viêm khớp.

Tretinoin cream
Tretinoin cream

Tác dụng không mong muốn: Khiến da khô, dễ kích ứng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.

Cách dùng: Thoa đều lên vùng da tổn thương 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.

2.4. Kem chứa corticosteroid (Eumovate, tempovate, flucinar, lorinden…)

Công dụng: Kiểm soát tình trạng viêm da cấp tính, giảm ngứa và ức chế quá trình tăng sinh tế bào quá mức, cải thiện tình trạng bong tróc da hiệu quả. Đây là thuốc bôi vảy nến thông dụng nên đôi khi bị lạm dụng nhiều, chỉ định bệnh từ nhẹ đến nặng.

Thuốc bôi vẩy nến Flucinar
Thuốc bôi Flucinar

Tác dụng không mong muốn: Thường gặp là teo da, nổi mạch máu, rạn da, sớm lão hóa, thậm chí có thể gây nhiễm trùng da. Ít gặp hơn là suy thận khiến trẻ chậm tăng trưởng khi dùng kéo dài.

Cách dùng: Bôi 1 lần/ngày.

2.5. Thuốc mỡ Calcipotriol (vitamin D3)

Là một trong những thuốc chữa vẩy nến mới nhất, có hiệu quả tương đương với betamethasone 0,1% và không gây teo da khi dùng lâu dài.

Thuốc mỡ điều trị vẩy nến Calcipotriol
Thuốc mỡ Calcipotriol

Công dụng: Ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, cải thiện triệu chứng bệnh. Thường dùng cho da đầu và vảy nến mức độ nhẹ đến trung bình.

Tác dụng không mong muốn: Thường gặp là kích ứng da, làm thâm hoặc cứng da. Nặng hơn là tăng calci huyết và mắc các bệnh lý tim, thận.

Cách dùng: Bôi ngoài da, mỗi tuần không vượt quá 100g.

Xem thêm: 5 loại dầu gội trị vẩy nến da đầu được chuyên gia khuyên dùng.

2.6. Acitretin dùng đường uống

Công dụng: Giảm bong tróc và tăng sinh tế bào da. Áp dụng với những bệnh nhân vảy nến nặng, thể mủ cấp tính ở lòng bàn tay, bàn chân.

Acitretin
Acitretin

Tác dụng không mong muốn: Khô da, đặc biệt ở môi, niêm mạc mắt và mũi. Có thể xuất hiện tình trạng rụng tóc tương đối, suy gan thận. Không dùng cho phụ nữ có thai do có thể gây dị tật thai nhi.

Cách dùng: 25-30mg/ngày.

2.7. Ciclosporin 100mg/mL

Trong số các loại thuốc chữa vẩy nến mới nhất không thể không đề cập đến Ciclosporin.

Công dụng: Ức chế miễn dịch hiệu quả, ngăn ngừa tái phát bệnh. Thường được chỉ định tiêm khi bệnh đã tiến triển nặng.

Ciclosporin
Ciclosporin

Tác dụng không mong muốn: Dùng kéo dài gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ ung thư da và các khối u cứng.

Cách dùng: 2,5mg/kg/ngày.

2.8. Dầu gội Coal tar

Thực chất, coal tar là chất hắc ín hay còn gọi là than đá được sản xuất nhờ vào quá trình chưng cất than dầu khí.

Dầu gội Coal tar
Dầu gội Coal tar

Công dụng: Giảm ngứa, giảm viêm nhiễm, hạn chế tổn thương lan rộng và các triệu chứng của vảy nến da đầu.

Tác dụng không mong muốn: Nếu dùng kéo dài có thể nổi mụn nhọt, phát ban và viêm nang lông.

Cách dùng: Gội đầu giống như dầu gội thông thường để làm sạch da đầu.

2.9. Dầu gội dược liệu Diệp Hồng Nhan

Được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực da liễu. Sản phẩm hiện được tìm mua và sử dụng rộng rãi trong việc phòng ngừa và hỗ trợ vảy nến da đầu.

Dầu tắm gội Diệp Hồng Nhan
Dầu tắm gội Diệp Hồng Nhan

Công dụng: Làm sạch tóc và da đầu, bảo vệ và ngăn ngừa mụn nhọt, mẩn ngứa. Đồng thời giúp tóc mềm mượt, kích thích mọc tóc hiệu quả.

Tác dụng không mong muốn: Ở liều thường dùng, ít xảy ra tác dụng phụ.

Cách dùng: Gội khoảng 3-5ml/lần, thoa đều và nên gội lại lần 2 để tăng tác dụng của dầu.

3. Những lưu ý sử dụng thuốc chữa vẩy nến mới nhất để đạt hiệu quả tốt

Khi sử dụng các loại thuốc chữa vẩy nến mới nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Khi da có các biểu hiện dị ứng như mẩn ngứa, mẩn đỏ hay phát ban thì nên dừng ngay việc sử dụng.
  • Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách.
  • Tránh cho thuốc tiếp xúc với mắt, mũi hay các vùng nhạy cảm khác.

Xem thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh vảy nến tại đây.