Nhiệt miệng liên tục, dai dẳng lâu ngày không khỏi là những dấu hiệu điển hình gây ra nhiều phiền toái đối với người bệnh. Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu 3 nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên mà tất cả chúng ta cần lưu ý nhé!
Mục lục bài viết
1. Hiểu về bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể là tình trạng viêm loét xung quanh miệng hoặc nghiêm trọng hơn là xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu trắng đục ở lưỡi, nướu răng hoặc khoang miệng. Tình trạng này có thể kéo dài 5-7 ngày hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa và khả năng phục hồi của mỗi người.
Bệnh lý nhiệt miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ thanh thiếu niên, trẻ em cho tới người lớn tuổi. Đặc biệt, nhiệt miệng không có sự khác biệt về giới tính. Đây là căn bệnh của 40% dân số và mỗi chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua tình trạng này một lần trong đời.
Để có được giải pháp chữa trị hiệu quả, việc tìm ra các nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên là vô cùng quan trọng. Chừng nào chưa giải quyết được các nguyên nhân sâu xa này, nhiệt miệng chắc chắn sẽ nhanh chóng tái phát trở lại.
2. Những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên
2.1. Nóng gan, gan nhiễm độc
Đây là nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên điển hình, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của gan và gián tiếp tới cơ thể thông qua các đợt nhiệt miệng liên tục. Vậy tại sao gan lại liên quan mật thiết tới bệnh lý nhiệt miệng như vậy?
Gan là cơ quan đầu não đảm nhận vai trò chuyển hóa và thải độc. Tất cả các chất chúng ta dung nạp vào cơ thể hàng ngày đều phải đi qua gan, trải qua quá trình chuyển hóa và thải độc nhờ các enzym gan.
Tuy nhiên, thực trạng tiêu thụ nhiều thực phẩm “fast food”, nhiều dầu mỡ và các hóa chất độc hại của phần đa dân số ngày nay đã làm gia tăng sức ép lên gan. Khi đã vượt quá ngưỡng quy định, các chất độc không được gan xử lý sẽ tích tụ tại gan, sau đó lan tới tới những cơ quan xung quanh và tới miệng gây nhiệt miệng.
Nóng gan do lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đáng lưu tâm. Tình trạng này nếu không xử trí kịp thời, chức năng gan có thể bị suy giảm và các tế bào gan bắt đầu trở nên xơ hóa. Đó là dấu hiệu nguy hiểm của giai đoạn tiền ung thư gan.
2.2. Thực trạng lạm dụng thuốc Tây – Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đáng báo động
Tình trạng này cũng liên quan tới hậu quả của việc suy giảm chức năng gan. Hiện nay, thực trạng lạm dụng các loại thuốc Tây, sử dụng không đúng cách đang ngày càng phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng lạm dụng thuốc đang trở thành nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đáng ngại cần giải quyết.
Chúng ta có thể dễ dàng giải quyết cơn đau tức thì chỉ bằng một vài viên Paracetamol và cũng rất dễ dàng mua chúng ở bất kỳ hiệu thuốc nào mà không cần đơn của bác sĩ chỉ định. Nếu cơn đau có tái diễn vào lần sau, chúng ta sẽ lặp lại quy trình tương tự như vậy.
Tuy nhiên, thuốc là con dao hai lưỡi, nên ngoài việc cắt nhanh triệu chứng tại cơ quan đích nó cũng để lại những hệ lụy lên các cơ quan khác. Khoảng 90% các loại thuốc hiện nay đều phải chuyển hóa qua gan. Do đó, việc lạm dụng thuốc sẽ nhanh chóng hủy hoại các tế bào gan và cản trở quá trình thanh lọc đào thải các độc tố. Cuối cùng, dẫn tới tình trạng nóng trong và gây nên các nốt mụn nhọt, mẩn ngứa ở mô mềm, nhất là khoang miệng.
2.3. Thiếu hụt vitamin thiết yếu
Đôi khi, bệnh lý nhiệt miệng có thể đến từ việc mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng và thiếu hụt một số khoáng chất thiết yếu của cơ thể.
Vitamin B2, B3, B12 và vitamin C là những nhóm khoáng chất cần thiết đối với hệ thống miễn dịch và sức khỏe răng miệng. Trong một thử nghiệm được đăng tải trên Tạp chí Y học Gia đình Hoa Kỳ, có tới 42 trong số 58 người bị nhiệt miệng tham gia nghiên cứu công bố là khỏi bệnh sau khi được cho dùng 1000mcg vitamin B12 trong vòng 6 tháng.
Đây tuy không phải là nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên, nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới tình trạng sức khỏe tổng thể.
Xem thêm bài viết: Người bị nhiệt miệng nên ăn gì?
3. Chữa nhiệt miệng bằng cách nào?
Muốn đánh bay các vết lở loét tại khoang miệng, cần kết hợp chữa trị cả triệu chứng và nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên. Đây là giải pháp chữa trị toàn diện, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái lại nhiều lần.
3.1. Cải thiện triệu chứng
Nhiệt miệng chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm khoang miệng, nên việc làm giảm các triệu chứng sẽ thông qua các phương pháp chống viêm và giảm sưng tấy do viêm. Để các nốt mụn nhọt giảm nhanh, người bệnh cần thực hiện các bước sau:
- Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối. Đây là dung dịch ưu trương có tính sát khuẩn cao, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét và làm se vết thương nhanh hơn. Lưu ý, cần tránh sử dụng các loại nước súc miệng bào chế sẵn hoặc kem đánh răng có chứa thành phần Sodium Lauryl sulfate. Đây là hoạt chất có tính kích ứng cao đối với các vết loét tại khoang miệng và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiệt miệng.
- Sử dụng các thuốc bôi nhiệt miệng để làm tiêu nốt mụn và dịu các cơn đau. Các thuốc bôi này thường kết hợp thành phần giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Do đó, mang đến cảm giác dễ chịu tức thì cho người sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ của thuốc.
- Đối với các trường hợp nặng, phác đồ điều trị có thể kết hợp thêm một số kháng sinh để hạn chế biến chứng.
3.2. Loại bỏ các nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên
Việc loại bỏ được các nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên phụ thuộc rất lớn vào ý thức và lối sống của người bệnh.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tránh uống rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và xây dựng nếp sống lành mạnh.
Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Thanh nhiệt giải độc Luân Thành có nguồn gốc thảo dược để bảo vệ lá gan của mình được tốt hơn. Sản phẩm hỗ trợ giảm thiểu gánh nặng cho gan, đào thải các độc tố tại gan và kích thích sản sinh các tế bào gan mới. Đồng thời, do nguyên dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn và lành tính, hạn chế các tác dụng không mong muốn xảy ra.
Xem thêm các bài viết khác về thanh nhiệt giải độc cơ thể tại đây.
Tags: nhiệt miệng, thanh nhiệt giải độc