Bệnh vảy nến thể giọt là một thể của vảy nến (Psoriasis). Đây là một bệnh viêm da mãn tính với tình trạng viêm da kích ứng, mẩn đỏ. Thông thường, bệnh ảnh hưởng đến trẻ em, thanh niên và người trưởng thành nhiều hơn người cao tuổi. Hiện nay, để điều trị dứt điểm dạng vảy nến này vẫn chưa có phương pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, vẫn có các cách để điều trị bệnh qua khống chế các triệu chứng, hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh. Trường hợp không phát hiện kịp thời để ngăn chặn, bệnh sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.
Mục lục bài viết
Tổng quan về bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến thể giọt là gì?
Bệnh vảy nến thể giọt là một thể của bệnh vảy nến, xuất hiện trên bề mặt da với các đốm màu đỏ, có vảy hình giọt nước nhỏ. Độ tuổi mắc nhiều là từ 15-35 tuổi. Vảy nến giọt là một dạng tự miễn, bệnh tự phát rồi tự mất đi mà không để lại sẹo. Trường hợp bệnh nặng không thể tự biến mất thì bệnh nhân nên đến các sơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để kiểm soát các triệu chứng.
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến thể giọt
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến nói chung và vẩy nến thể giọt nói riêng đều chưa thể xác định được.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vảy nến thể giọt:
- Do hiện tượng rối loạn miễn dịch: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh vảy nến thể giọt hình thành là do hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch tự nhiên bị suy yếu hay rối loạn sẽ nhận nhầm các tế bào da là những tế bào lạ, từ đó bị tiêu diệt và tấn công. Quá trình này xảy ra liên tục nên các tế bào da phát triển nhanh chóng, từ đó gây ra các nốt mụn đỏ và bong da.
- Do di truyền: Ở một số trường hợp, bệnh vảy nến là do di truyền, gia đình có người bị nhiễm thì thế hệ sau thường có khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
- Trường hợp bệnh nhân có sẵn các tổn thương trên da, viêm họng liên cầu khuẩn hay tác dụng phụ của thuốc cũng thể bùng phát vảy nến thể giọt.
- Do tác động ngoài môi trường: khói bụi, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết đột ngột cũng dễ gây nên bệnh.
Các triệu chứng của bệnh
Bệnh vảy nến thể giọt thường xuất hiện rất đột ngột ở các vị trí như: cánh tay, chân, ngực thậm chí ở dạ dày. Qua tiếp xúc da trên cơ thể mà bệnh vảy nến thể giọt sẽ lây lan từ tay sang mặt và da đầu. Ở vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân thì tuyệt nhiên không xuất hiện những tổn thương vảy nến.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh vẩy nến thể giọt là: đau, ngứa và gây ra những nhiễm trùng thứ phát. Khi không xử lý kịp thời, các triệu chứng trên sẽ dẫn đến một số bệnh như viêm khớp vảy nến, huyết áp cao…
Dựa vào những mức độ tổn thương, xâm lấn trên da các chuyên gia phân loại bệnh vảy nến thể giọt thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Đây là khi bệnh mới bùng phát nhẹ, các đốm vảy nến chiếm khoảng 3% phần da trên cơ thể.
- Giai đoạn 2: Ở mức độ trung bình này, tổn thương đã tăng từ 3% lên khoảng 10% phần da trên cơ thể.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn bệnh đã nặng hơn, tổn thương da có thể 10% hoặc tăng lên nhiều hơn, có khi là toàn bộ phần da của cơ thể.
Với mỗi giai đoạn thì tổn thương đều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh theo mức độ rõ ràng. Nếu tổn thương trên da mặt hay chân, tay thì dù 3% đã vô cùng ảnh hưởng do mất thẩm mỹ và sinh hoạt gặp nhiều trở ngại.
Các cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt
Hiện nay, điều trị vảy nến thể giọt có rất nhiều phương pháp, nổi bật nhất là các phương pháp Tây y đánh ngay vào triệu chứng, mẹo dân gian thường dễ làm và phương pháp Đông y điều trị từ căn nguyên.
Phương pháp Tây y
Đa số các trường hợp vảy nến thể giọt kéo dài 2-3 tuần. Tùy vào mức độ ở giai đoạn nào thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.
Sử dụng trong điều trị vảy nến thể giọt
Một số loại thuốc để điều trị bệnh vảy nến thể giọt như:
- Corticosteroid: Sử dụng những hormone steroid bản chất tương tự hormone được sinh ra từ tuyến thượng thận với tác dụng giảm viêm, ngứa, mẩn đỏ. Để hiểu rõ về corticoid trong điều trị vảy nến, các bạn tham khảo thêm tại đây.
- Methotrexate: Trong trường hợp bệnh nặng hơn sẽ dùng thuốc này để ức chế hệ miễn dịch.
- Ngoài ra còn có Cyclosporine một loại thuốc sử dụng cho các bệnh liên quan tới miễn dịch.
Khi sử dụng phương pháp này, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ y lệnh của bác sĩ, bởi chúng tiềm ẩn những bất lợi như tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn hay nhờn thuốc do sử dụng trong thời gian quá dài hoặc không đúng liều lượng.
Phương pháp quang trị liệu
Đây là phương pháp sử dụng liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ hay chuyên gia sẽ chiếu tia cực tím lên da bệnh nhân giúp mờ các vết đỏ. Bên cạnh đó là một số loại thuốc giúp cơ thể hấp thụ ánh sáng được tốt hơn để ngăn chặn tế bào da phát triển sẽ được kê trong trường hợp cụ thể khi thăm khám.
Điều trị vảy nến thể giọt bằng phương pháp dân gian
Khi ngành dược phẩm và y học còn chưa phát triển thì ông cha ta đã xây dựng và kế thừa phát huy được nhiều bài thuốc điều trị vảy nến. Các nguyên liệu đều có sẵn trong tự nhiên, thường là các loại lá cây hay quả có tác dụng chống viêm, sát khuẩn giúp xoa dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh. Sau đây là một số phương pháp điều trị hay được sử dụng:
- Lá lốt: Dùng 10-15 lá lốt tươi, rửa sạch với nước rồi giã nát. Rửa sạch vùng da bị vảy nến và đắp lượng lá lốt đã giã lên da khoảng 20-30 phút, cuối cùng rửa lại với nước sạch.
- Trầu không: Dùng một lượng vừa đủ lá trầu không rửa sạch rồi đun sôi cùng một chút muối. Đợi nước ấm thì ngâm và rửa vùng da vảy nến.
- Dầu dừa: Dùng một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ bôi lên vùng vảy nến, thư giãn trong 30 phút, sau đó rửa sạch với nước.
Các nguyên liệu tự nhiên này đều có tính chống viêm, giúp giảm các tình trạng ngứa ngáy, bong da… cơ bản là khắc phục triệu chứng và bệnh ở giai đoạn còn nhẹ. Để điều trị dứt điểm, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám và kết hợp cùng các biện pháp điều trị khác.
Sử dụng phương pháp Đông y
Theo quan điểm Đông y bệnh vảy nến nói chung, bệnh vảy nến thể giọt nói riêng đều do phong nhiệt, phong hàn dẫn tới huyết nhiệt làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Quá trình điều trị phương pháp này bắt nguồn từ căn nguyên của bệnh, đẩy lùi triệu chứng bệnh từ gốc rễ và kéo dài thời gian bùng phát lại.
Phương pháp Đông y chữa bệnh vảy nến thường sử dụng các thảo dược quý có nguồn gốc tự nhiên như: đương quy, khổ sâm, hoàng liên…
Ưu điểm của phương pháp này:
- Không tác dụng phụ
- Không chất bảo quản
- không pha tạp thuốc tân dược
- Hiệu quả đạt được thường kéo dài
- An toàn với người già, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em.
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Các bệnh tự miễn mãn tính thường có thời gian điều trị dài, do vậy để an toàn cho người bệnh, các chuyên gia da liễu luôn hướng tới những sản phẩm được sản xuất từ thảo dược thiên nhiên. Trong đó bộ đôi sản phẩm của Y dược Luân Thành được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.
Được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, sản xuất trong môi trường khép kín cùng với quy trình kiểm định nghiêm ngặt, bộ đôi sản phẩm này đã nhanh chóng xây dựng được tên tuổi của mình trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến nói chung và các bệnh tự miễn mãn tính khác. Chi tiết sản phẩm viên uống và kem bôi, tham khảo ngay tại đây.
Người bệnh vảy nến thể giọt nên ăn gì và làm gì?
Khi mắc bệnh vảy nến, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh hiệu quả bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.
Những thực phẩm người bệnh nên bổ sung
- Rau xanh, củ, quả: Nhóm thực phẩm này chứa các chất chống viêm, chất chống oxy hóa nên có tác dụng giảm căng thẳng cũng như tình trạng viêm nhiễm trên da.
- Cá hồi: Loại cá giàu omega-3 với tác dụng chống viêm sẽ làm giảm được triệu chứng của bệnh.
- Dầu thực vật: Các loại dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu dừa… rất giàu omega-3 và omega-6 có khả năng chống viêm tốt.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Vitamin D, vitamin B-12, Selen giúp giảm viêm cho bệnh nhân vảy nến nên sẽ chống lại được các tác động của bệnh.
Thực phẩm nên hạn chế sử dụng
- Sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt đỏ: Nhóm thực phẩm này chứa một axit béo không bão hòa là axit arachidonic, theo nghiên cứu loại axit này đóng vai trò làm tăng các tổn thương vảy nến.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Đây là loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mãn tính trong đó có vảy nến.
- Gluten: Những thực phẩm chứa gluten cần được loại bỏ trong các bữa ăn hàng ngày để hạn chế các triệu chứng của bệnh. Do người bệnh vảy nến thường nhạy cảm với Gluten.
- Rượu: Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm bùng phát vảy nến.
Một số lời khuyên dành cho người bệnh
- Không tắm nước quá nóng
- Hạn chế dùng tay gãi các vết thương hở, điều này sẽ khiến trầy xước da và tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Khi ra ngoài nên sử dụng kem chống nắng, mũ và kính để bảo vệ da.
- Nên sử dụng các loại kem dưỡng da, cấp ẩm có nguồn gốc thiên nhiên để giúp làn da mềm mại, làm dịu tổn thương.
Trước những biến động về thời tiết, bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến thể giọt nói riêng đang càng ngày càng tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm. Các triệu chứng và biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bệnh nhân. Bởi vậy, khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên dù nhỏ, dù nhẹ bệnh nhân cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị để sớm ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.