Bệnh vảy nến á sừng là tình trạng da bị tổn thương do lớp biểu bì dày lên, nhân của tế bào biểu bì hình thành một lớp sừng dày khiến da trở nên khô, nứt nẻ và tróc da. Bệnh đặc biệt hay gặp ở lòng bàn tay, bàn chân khiến người bệnh vô cùng khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy cách chữa bệnh vẩy nến á sừng như thế nào cho an toàn và hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp 5 cách chữa bệnh vẩy nến á sừng an toàn và hiệu quả nhất hiện nay
1.1. Ngâm nước ấm
Vảy nến á sừng đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các mảng đỏ trên da, có nhiều vảy trắng, xếp chồng lên nhau và dẫn đến bong tróc da. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Khi ngâm bằng nước ấm sẽ làm mềm và giảm số lượng lớp vảy bong, qua đó cũng sẽ giảm bớt phần nào tổn thương cho da. Đây là cách chữa bệnh vẩy nến á sừng đơn giản, rất dễ thực hiện, không chỉ cải thiện bệnh mà còn giúp loại bỏ căng thẳng và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Cách thực hiện:
- Pha một lượng nước ấm khoảng 45-55 độ C.
- Sau đó, tiến hành ngâm trực tiếp vào vùng da bị tổn thương trong khoảng 5-15 phút.
- Dùng tay massage một cách nhẹ nhàng để loại bỏ lớp vảy và dùng khăn sạch lau khô, sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn hẳn.
1.2. Tắm lá trà xanh
Từ xưa, lá trà xanh được nhân dân sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh da liễu như: Mẩn ngứa, nổi mề đay, tổ đỉa, viêm da hoặc vảy nến… Cho đến nay công dụng của loại lá này đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học.
Cụ thể, trong lá trà xanh có thành phần chống oxy hóa giúp điều chỉnh hoạt động liên quan đến enzyme caspase 14, thúc đẩy quá trình tái tạo và sản xuất tế bào mới. Đồng thời còn loại bỏ các gốc tự do, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, trong lá trà xanh còn có hoạt chất tanin có công dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ các vảy xù xì trên da.
Cách chữa bệnh vẩy nến á sừng này khá hiệu quả, an toàn mà không tốn kém. Có thể tắm theo kinh nghiệm của dân gian qua các bước thực hiện sau:
- Hái 2-3 nắm lá trà tươi, đem ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
- Vò lá trà cho xát rồi đun sôi với khoảng 3 lít nước.
- Pha loãng nước đun lá trà xanh và sử dụng để tắm.
- Lưu ý không nên pha nước tắm quá loãng và giữ nước ấm trong khoảng 45 độ C để tăng hiệu quả của phương pháp, tăng khả năng bong vảy và làm giảm quá trình tăng sinh các tế bào sừng.
Xem thêm: Bệnh á sừng da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả.
1.3. Thoa dầu dừa
Dầu dừa là cách chữa bệnh vẩy nến á sừng được các bệnh nhân sử dụng rất phổ biến. Tinh dầu dừa được biết đến trong chăm sóc da, tóc, móng nhờ có tính dưỡng ẩm cao, có chứa nhiều thành phần tốt cho da như acid lauric, vitamin E, polyphenol… giúp dưỡng ẩm, làm mềm da và phục hồi hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng khô da, tróc da ở bệnh nhân bị vảy nến á sừng.
Các acid béo trong dầu dừa còn giúp tăng khả năng phục hồi hàng rào để bảo vệ cho da, thúc đẩy tái tạo da và sửa chữa mô hư tổn. Ngoài ra, cách chữa bệnh vẩy nến á sừng bằng dầu dừa còn tiêu diệt được vi khuẩn, vi nấm và các virus gây ra tình trạng viêm nhiễm nhờ có lượng acid lauric dồi dào. Hơn nữa, dầu dừa còn cung cấp các vitamin thiết yếu để nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Cách dùng dầu dừa để chữa vảy nến tại nhà:
- Trước tiên, cần làm sạch vùng da tổn thương và lau khô bằng khăn sạch.
- Sau đó, thoa một lớp dầu dừa lên và dùng tay massage nhẹ nhàng để giúp cho tinh dầu thẩm thấu tốt nhất.
- Để khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm để làm sạch cũng như loại bỏ các vảy trắng, tế bào chết và bụi bẩn.
1.4. Tắm lá trầu không
Trong Đông Y, lá trầu không có vị cay, mùi thơm hắc, tính nóng và có tác dụng chống ngứa, khu phong và sát trùng. Dùng để chữa các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, nổi mề đay, viêm da, vảy nến…
Trong Tây Y cũng được các chuyên gia nghiên cứu và tìm ra hoạt chất Eugenol trong lá trầu không giúp làm mát, giảm ngứa và đau rát hiệu quả. Ngoài ra, các alkaloid có tác dụng sát khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm men. Bởi vậy, việc dùng lá trầu không được coi là cách chữa bệnh vẩy nến á sừng công hiệu trong trường hợp tổn thương kèm theo viêm nhiễm.
Các bước tiến hành:
- Hái một nắm lá trầu không rồi rửa sạch, dùng tay vò xát nhẹ.
- Đun sôi khoảng 1,5 lít nước rồi cho lá vừa vò vào, tắt bếp, đậy nắp kín trong 5 đến 10 phút.
- Đổ nước ra chậu rồi hòa thêm lượng nước mát vừa đủ để tắm.
- Có thể tắm thường xuyên để giảm viêm, giảm ngứa.
2. Kem bôi da Phục Liễu Bì – Sản phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến á sừng
2.1. Kem bôi da Phục Liễu Bì
Không giống như các phương pháp dân gian, chỉ giúp giảm triệu chứng một cách tạm thời, Kem bôi da Phục Liễu Bì đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị căn bệnh vảy nến á sừng “cứng đầu”. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát, giúp chúng ta thoải mái, tự tin khi đối diện với mọi người.
Kem bôi da Phục Liễu Bì là sản phẩm độc quyền của Công ty TNHH Y dược Luân Thành, được tờ báo Dân Trí biết đến và đưa tin. Sản phẩm là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ điều trị cho người bị vảy nến và viêm da cơ địa. Ngoài ra, Kem bôi da Phục Liễu Bì được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không chứa corticoid và đảm bảo đủ 3 yếu tố An toàn – Hiệu quả – Kinh tế cho người bệnh.
2.2. Tại sao bạn nên lựa chọn Kem bôi da Phục Liễu Bì?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin được đưa ra 4 nguyên do sau:
- Là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, an toàn cho da, nhất là khi điều trị các bệnh mãn tính kéo dài như vảy nến, viêm da cơ địa… tránh được những tác dụng phụ mà khi sử dụng thuốc Tây Y có thể gặp phải.
- Được Sở Y Tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất quốc tế (GMP).
- Được Tổng cục tiêu chuẩn chất lượng đo lường và tiến hành kiểm nghiệm không có chất gây kích ứng và độc hại cho da như chì, thủy ngân, asen hay corticoid.
- Giá thành hợp lý, đảm bảo tính kinh tế cho người sử dụng.
Với những ưu điểm vượt trội kể trên, Kem bôi da Phục Liễu Bì đã và đang được hàng ngàn người bệnh tin tưởng sử dụng.
Thông tin về sản phẩm: Kem bôi da Phục Liễu Bì.
3. Các lưu ý khi dùng cách chữa bệnh vẩy nến á sừng tại nhà
Hầu hết, các cách chữa bệnh vẩy nến á sừng tại nhà đều đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và giảm nhanh các triệu chứng tạm thời nhưng bên cạnh đó cũng có một số bất lợi như cần có sự kiên trì của người bệnh, mất thời gian và phải lưu ý một số điểm sau:
- Dừng ngay việc sử dụng các mẹo khi có dấu hiệu như dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở…
- Chú ý vệ sinh nguyên liệu sạch sẽ trước khi tiến hành sử dụng.
- Các cách chữa bệnh vẩy nến á sừng trên chỉ là giải pháp trong hỗ trợ và cải thiện triệu chứng nên tùy thuộc vào việc sử dụng và thể trạng từng người mà cũng có thể sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn.